ĐBQH: Nên đốt thẻ Visa cho người âm để tránh ô nhiễm
(VNF) - Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng, thay vì đốt cả cọc tiền vàng gây ô nhiễm, có thể đốt thẻ Visa, Master giá trị vài tỷ đồng cho người âm.
World Bank cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2022 tăng 1,9% so cùng kỳ năm trước, tương đương với tỷ lệ được ghi nhận cuối năm 2021.
Theo World Bank, giá tiêu dùng tăng chủ yếu do tăng giá năng lượng, đẩy chi phí nhóm nhà ở và giao thông tăng lên. Trong khi đó, giá lương thực, thực phẩm vẫn tương đổi ổn định trong khi lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng có giá do nhà nước quản lý) tăng ở mức 0,7% so cùng kỳ năm trước.
Cũng theo báo cáo, World Bank đánh giá tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm tốc do nhu cầu từ khu vực kinh tế đối ngoại đối với các mặt hàng điện tử chững lại. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng đầu tiên của năm 2022 giảm xuống còn 2,4% (so cùng kỳ năm 2021) từ mức 8,7% vào tháng 12/2021 (so cùng kỳ năm 2020).
Theo World Bank, sự giảm tốc này chủ yếu do sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học giảm 5,0% (so cùng kỳ năm trước), so với tốc độ tăng 15,6% trong tháng 12/2021. Trong khi đó, sản xuất các sản phẩm kim loại, may mặc và giày da đạt tốc độ tăng trưởng trên 10% (so cùng kỳ năm trước).
World Bank nhận định hai xu hướng trái ngược trên chủ yếu được dẫn dắt bởi nhu cầu từ khu vực kinh tế đối ngoại do kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này cũng thể hiện xu hướng tương tự.
Ngoài ra, sự khác biệt về tình trạng thiếu hụt lao động trong từng ngành cụ thể cũng có thể là yếu tố đóng góp vào hiện tượng này. Tại thời điểm đầu tháng 1/2022, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học giảm 1,7% (so cùng kỳ năm trước) trong khi số lao động trong các ngành may mặc và giày da đã đạt hoặc thậm chí vượt các mức trước đó một năm.
Một nguyên nhân khác mà World Bank đưa ra là khủng hoảng có thể đã dẫn đến việc đẩy mạnh tự động hóa trong ngành sản xuất sản phẩm điện tử, và vì vậy, làm giảm nhu cầu lao động.
Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng rõ rệt từ 52,5% trong tháng 12/2021 lên 53,7%, là mức cao nhất kể từ tháng 5/2021, cho thấy điều kiện kinh doanh đã được cải thiện đáng kể.
Về bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, World Bank cho biết trong tháng 1 ghi nhận tăng trưởng dương (so cùng kỳ năm trước) lần đầu tiên kể từ đợt bùng phát dịch Covid-19 vào cuối tháng 4/2021.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2022 tăng 6,7% so tháng trước và 1,3% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số này phục hồi nhờ nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là đối với hàng hóa, được đẩy mạnh khi các hộ gia đình chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.
Cụ thể, doanh số bán lẻ hàng hóa, chiếm trên 80% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 7% so với tháng trước và 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng 5,2% so với tháng trước nhưng vẫn thấp hơn 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tín dụng trong tháng 1 tăng trưởng nhanh hơn, ở mức 16,3% so cùng kỳ năm 2021. Tốc độ tăng trưởng cao hơn là vì nhu cầu tín dụng gia tăng khi các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và các hộ gia đình đẩy mạnh chi tiêu trước Tết.
Do nhu cầu tín dụng cao hơn, lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng bật tăng lên 2,42% vào thời điểm cuối tháng 1 so với 0,73% cuối tháng 12/2021.
Cũng trong tháng 1/2022, ngân sách nhà nước ghi nhận bội thu đáng kể, đạt khoảng 69.600 tỷ đồng. Đầu tư công giảm 14,0% so cùng kỳ năm trước, trong khi chi thường xuyên tăng mạnh hơn, tăng gần 25% so cùng kỳ năm trước.
Kho bạc Nhà nước dự kiến sẽ huy động 400.000 tỷ đồng (17,6 tỷ USD) trong năm 2022 trên thị trường trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ bằng nội tệ. Đến cuối tháng 1, đã phát hành 23.100 tỷ đồng trái phiếu, đạt 5,8% kế hoạch.
Thanh khoản dồi dào tiếp tục giữ chi phí huy động vốn ở mức thấp, với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trên thị trường sơ cấp ổn định ở mức 2,08% vào cuối tháng 1.
Ngoài ra, trong tháng 1/2022, Chính phủ đã ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2022-2023. Trong đó các biện pháp tài khóa trong phạm vi ngân sách có tổng quy mô tương đương khoảng 4,5% GDP đánh giá lại.
Các hỗ trợ chính của Chương trình bao gồm tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) và bổ sung thêm vốn đầu tư công, trong khi hỗ trợ trực tiếp bằng tiền còn hạn chế.
(VNF) - Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng, thay vì đốt cả cọc tiền vàng gây ô nhiễm, có thể đốt thẻ Visa, Master giá trị vài tỷ đồng cho người âm.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước tăng lên 80 triệu đồng/tháng, cao gấp đôi so với quy định hiện hành.
(VNF) - Việc đặt tên xã mới theo tên huyện trước cũ có gắn số thứ tự không chỉ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của nhiều người, mà còn giúp dễ hình dung về vị trí địa lý.
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với ô tô thuộc 3 mã hàng HS 8703.23.63, 8703.23.57, 8703.24.51 về cùng một mức thuế suất là 32%. Dự kiến, ngân sách sẽ hụt thu hơn 220 tỷ đồng.
(VNF) - TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia dự báo, tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam chỉ ở mức 7%, thấp hơn kịch bản đặt ra là 7,7%.
(VNF) - Dự kiến có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh và 39 đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước không thuộc diện sắp xếp theo dự thảo Nghị quyết về tái cấu trúc đơn vị hành chính.
(VNF) - Nhấn mạnh kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới như cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Tổng Bí thư yêu cầu không để ra tình trạng cán bộ vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm lại bị xử lý.
(VNF) - Tổng Bí thư cho biết, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cơ bản tán thành định hướng số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến giảm 50% số tỉnh, thành; bỏ 696 đơn vị hành chính cấp huyện nếu sửa xong Hiến pháp.
(VNF) - Ngày 25/3, ba tháng sau lần hoãn đầu tiên, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Ngay trước phiên tòa, ba anh em bị cáo Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
(VNF) - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho cấp cơ sở thực hiện.
(VNF) - Theo hội đồng xét xử, bệnh viện xác nhận ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, phải thở máy và nguy cơ tử vong cao nên không thể ra tòa.
(VNF) - Mặc dù đang có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng ông Jack Nguyễn, Giám đốc Điều hành InCorp Vietnam cho rằng, Việt Nam hiện vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
(VNF) - Sáng 25/3, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết. Phiên tòa được tổ chức sau khi ông Quyết và nhiều bị cáo trong vụ án có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong nhiều ngày.
(VNF) - Quốc hội đang chuẩn bị các bước để sửa đổi Hiến pháp năm 2013, với kế hoạch lấy ý kiến nhân dân trong tháng 5 đến tháng 6.
(VNF) - Chỉ sau vài ngày ra mắt, MV “Bắc Bling” của nữ ca sĩ Hòa Minzy đã tạo nên một cơn sốt trên các nền tảng âm nhạc và mạng xã hội, ghi dấu ấn với hàng loạt thành tích ấn tượng. MV không chỉ khiến người dân Bắc Ninh cảm thấy tự hào, nhiều khán giả ở các vùng miền khắp tổ quốc cũng chia sẻ họ bỗng yêu mảnh đất, con người Kinh Bắc, muốn được đến thăm vùng đất này.
(VNF) - Mặc dù mức đền bù cao, nhưng việc tinh gọn bộ máy sẽ giúp Mercedes-Benz tiết kiệm tới 5,4 tỷ USD vào năm 2027.
(VNF) - Trong lịch sử kinh tế Việt Nam, lạm phát đã 4 lần lên cao đỉnh điểm với 2 đến 3 chữ số, kỷ lục là giai đoạn 1986 lên đến 774,7%.
(VNF) - Sau khi được tách thành hai đơn vị hành chính riêng, Đà Nẵng và Quảng Nam đã trải qua chặng đường phát triển ngoạn mục, nhưng rồi dư địa phát triển đang dần cạn. Để tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vùng đất Quảng – Đà cần kề vai bên nhau.
(VNF) - Tăng trưởng tín dụng cao nhưng đảm bảo an toàn không chỉ là nhu cầu của mỗi ngân hàng. Chính các DN đầu tư sản xuất kinh doanh thực cũng mong muốn là khách hàng tốt và lâu dài với ngân hàng. Một quan hệ bền vững sẽ cần nỗ lực cả 2 bên.
(VNF) - UBND tỉnh Bình Phước đề nghị điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Đây là dự án do liên danh Vingroup - Techcombank đề xuất.
(VNF) - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều điểm mới trong cách tính lương hưu, đặc biệt là việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được nhận lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.
(VNF) - Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính khu vực được xem như “đôi cánh” giúp Đà Nẵng bứt phá cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.
(VNF) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đồng thời triển khai các giải pháp mạnh mẽ cho năm 2025 để tiếp tục phát huy lợi thế này, thúc đẩy sự phát triển bền vững và đồng bộ của các ngành công nghiệp, năng lượng, và dịch vụ.
(VNF) - Cùng với việc sáp nhập xã, phường, bỏ cấp huyện, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý có thể sử dụng các trụ sở cơ quan để phục vụ y tế, giáo dục…
(VNF) - Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng, thay vì đốt cả cọc tiền vàng gây ô nhiễm, có thể đốt thẻ Visa, Master giá trị vài tỷ đồng cho người âm.
(VNF) - Cầu Quảng Đà bắc qua sông Yên, nối 2 địa phương sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 27/3 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Quảng Nam và Đà Nẵng.