'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Đồng ý quan điểm Bộ KH-ĐT"
Về quan điểm cá nhân, bà Phạm Chi Lan nhận định: “Việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo đề xuất của Bộ Kế hoạch đầu tư (KHĐT) sẽ phù hợp hơn đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Bởi với mức đầu tư này, thời gian phân bổ chi phí sẽ không quá áp lực, giá vé tàu cũng sẽ ở mức vừa phải so với thu nhập của người Việt Nam”
Ảnh chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
“Hơn nữa, nếu “đổ” hết cả 58,7 tỷ USD đầu tư cho vận tải đường sắt, đồng nghĩa với việc sẽ tước đi cơ hội đầu tư vào những loại hình vận tải khác, trong khi 58,7 tỷ USD chỉ chở được khách thì dự án vô hình chung đã giảm 2/3 hiệu quả kinh tế”, bà Lan nói.
Cũng theo bà Phạm Chi Lan, trong trường hợp cần thiết, Việt Nam vẫn có thể nâng các thế hệ tàu từ 200km/giờ lên 350km/giờ khi bối cảnh kinh tế trong nước thuận lợi.
Nên xây dựng đường sắt cao tốc vừa chở hàng và chở khách
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng: Việc xây dựng đường sắt tốc độ cao vừa chở khách, vừa chở hàng sẽ phù hợp và hấp dẫn hơn đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
“Không chỉ ở Việt Nam, hệ thống đường sắt tích hợp cả chở khách và chở hàng cũng hấp dẫn đối với Mỹ. Dù Mỹ đã trải qua hàng trăm năm phát triển nhưng cũng không cần đến một hệ thống đường sắt tốc độ cao chỉ chuyên chở khách”, ông Thái nói.
Ảnh ông Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khoa học kinh tế Việt Nam
Về mặt tài chính, ông Nguyễn Quang Thái cho rằng: phương án đầu tư theo Bộ KHĐT sẽ đỡ tạo những áp lực nặng nề cho ngân sách và nợ công quốc gia.
“Khi tổng vốn đầu tư 2 bộ tính “chênh” nhau tới mấy chục tỷ USD thì chúng ta phải cân nhắc nghiêm túc khi ngân sách nhà nước không dư dả”, ông Thái nhận xét.
Đường sắt tốc độ 350km/giờ là “gánh nặng cho nền kinh tế”
Trao đổi với VietnamFinance, GS Lã Ngọc Khuê - nguyên Thứ trưởng Giao thông Vận tải cho rằng, đường sắt tốc độ 350 km/giờ khó đảm bảo tính khả thi về tài chính vì đòi hỏi tổng vốn đầu tư lên đến 58,7 tỷ USD, "là gánh nặng cho nền kinh tế".
Ông Khuê phân tích, để làm dự án đường sắt tốc độ 350 km/giờ thì trong 30 năm, ngân sách của Trung ương dành cho hạ tầng giao thông hàng năm phải tăng gần gấp đôi, đồng thời phải đình hoãn các công trình giao thông khác để nhường nguồn lực cho đường sắt cao tốc.
Ảnh: GS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT
"Đây là việc khó và sẽ khiến dự án đường sắt cao tốc phải kéo dài hơn 40 năm, thậm chí lâu hơn", ông Khuê nói và cho rằng phát triển tàu tốc độ 160-200 km mỗi giờ là khả thi và hiệu quả bởi có thể vừa chở khách vừa chở hàng.
Ngoài ra, GS Khuê cho rằng dự án tàu tốc độ 350 km/giờ có thể khiến Việt Nam dư thừa năng lực vận tải khách vì có thể chuyển tải 364.000 hành khách mỗi ngày, trong khi dự báo lượng hành khách chỉ đạt 40% số lượng này vào năm 2050. Hơn nữa, tàu tốc độ 350 km/giờ chỉ chở khách nên vận tải hàng hóa trên trục Bắc Nam không được cải thiện.
Tại sao có mức chênh 30 tỷ USD khi làm đường sắt cao tốc? Trong văn bản gửi Thủ tướng về dự án đường sắt cao tốc trục Bắc - Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tổng vốn đầu tư dự án này chỉ khoảng 26 tỷ USD để xây dựng đường sắt tốc độ 200 km/h. Trong khi trước đó Bộ Giao thông Vận tải đề xuất phương án tàu tốc độ 350 km/h, với tổng vốn 58,7 tỷ USD. Để thống nhất các phương án và đi đến quyết định cuối cùng, ngày 12/7, Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Trong đó, người đứng đầu Hội đồng thẩm định Nhà nước là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng. Các ủy viên Hội đồng gồm lãnh đạo các Bộ, ngành: Giao thông vận tải, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, còn có lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng, cơ quan thường trực Hội đồng và Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia. Hội đồng được thuê liên danh tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài bảo đảm độc lập, khách quan với tư vấn lập Dự án để thẩm tra Báo cáo NCTKT Dự án theo đúng quy định. Việc thuê tư vấn thẩm tra và chi phí thẩm định, thẩm tra Dự án thực hiện theo quy định tại các Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 131/2015/NĐ-CP. Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.