Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Như VietnamFinance đã thông tin, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố cựu Giám đốc Công an TP. Hải Phòng Đỗ Hữu Ca về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, truy tố vợ chồng "trùm" mua bán hóa đơn Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc Anh cùng 10 người khác về các tội danh trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, nhận hối lộ và đưa hối lộ.
Xem thêm >>> Bốn lần nhận 35 tỷ để chạy án của ông Đỗ Hữu Ca diễn ra thế nào?
Theo tài liệu điều tra, khoảng tháng 10/2022, vợ chồng Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh biết tin Trương Văn Nam (cháu của Đước) bị Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh bắt, khám xét liên quan đến hành vi mua bán trái phép hóa đơn và đang mở rộng điều tra các công ty do 2 vợ chồng này quản lý nên tìm cách chạy tội vì lo sợ sẽ sớm bị bại lộ.
Qua trao đổi, được biết doanh số bán ra của công ty khoảng 200 tỷ đồng, dù không làm việc gì để lo chạy tội cho Đước nhưng ông Ca vẫn bảo chuẩn bị số tiền 10% doanh thu bán ra của công ty để lo việc.
Đồng ý với yêu cầu của ông Đỗ Hữu Ca, từ cuối tháng 10 đến tháng 12/2022, vợ chồng Trương Xuân Đước đã 4 lần đến gặp và đưa tổng cộng 35 tỷ đồng cho ông Đỗ Hữu Ca tại nhà ở xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên.
Đáng chú ý, trong lần đưa tiền thứ ba, vợ chồng Trương Xuân Đước đã đưa tổng cộng 15 tỷ cho ông Ca để lo chạy tội. Số tiền này được Trương Xuân Đước nhờ giám đốc một ngân hàng trên đường Lê Hồng Phong, TP. Hải Phòng chỉ đạo nhân viên lái xe ô tô của ngân hàng chở đến nhà ông Ca.
Sau 3 lần đưa tiền nhưng thấy việc chạy tội chưa có kết quả, Đước tiếp tục chỉ đạo Ngọc Anh mang thêm 5 tỷ đến đưa cho ông Ca. Tại nhà ông Ca, thông qua điện thoại của Ngọc Anh, cựu Giám đốc Công an TP. Hải Phòng đã nói chuyện trực tiếp với Đước và cho biết chưa nắm bắt được thông tin gì từ phía Công an Quảng Ninh, đồng thời bảo Đước về nhà mình ở một thời gian để tiện trao đổi công việc nhưng Đước từ chối.
Sau 4 lần đưa tiền chạy tội nhưng vẫn không có kết quả phản hồi, gần trước tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Đước cùng vợ đến nhà ông Ca để hỏi kết quả chạy án. Tại đây, ông Ca nói đã lo xong việc ở Công an Hải Phòng, còn ở Công an Quảng Ninh, ông Ca đã nhờ người đàn ông tên Giang là người có mối quan hệ rộng trong lực lượng công an lo xong việc.
Ngoài ra, ông Ca còn bảo Đước 'cứ yên tâm về nhà ăn tết, không phải lo lắng'. Tin tưởng ông Ca đã lo chạy án xong, Đước không bỏ trốn nữa mà quay về Hải Phòng ăn tết, sinh hoạt bình thường cùng gia đình.
Đến ngày 3/2/2023, Trương Xuân Đước bị Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ về hành vi mua bán trái phép hóa đơn. Ngày 7/2/2023, Ngọc Anh bị bắt giữ về hành vi mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.
Sau khi vợ chồng Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh bị bắt, đến ngày 18/2/2023, ông Đỗ Hữu Ca bị Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại cơ quan điều tra, cựu Giám đốc Công an TP. Hải Phòng không thừa nhận việc nhận tiền trên để chạy tội cho Đước mà số tiền này là do Đước và Ngọc Anh chủ động mang đến để vào trong phòng khách và phòng ngủ tầng một của bị can.
Đỗ Hữu Ca cũng khai bản thân đã nghỉ hưu nhiều năm, các mối quan hệ không còn nhiều, không còn khả năng chạy tội cho Đước và cũng không tác động, sử dụng tiền trên để chạy tội cho Đước.
Đối với người đàn ông tên Giang, bị can Ca khai có quen biết với một người tên Giang công tác tại Công an TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã nghỉ hưu. Bị can Ca và ông Giang thỉnh thoảng liên lạc, gặp gỡ nhưng chưa bao giờ đưa tiền hay tác động, nhờ ông Giang chạy tội cho Đước.
Vào khoảng 1/2023, bị can Ca khai rằng có gặp gỡ, ăn uống với Giang tại Hải Phòng nhưng chỉ nói chuyện cuộc sống, gia đình, chứ không nhờ vả ông Giang chạy án cho Trương Xuân Đước.
Làm việc với cơ quan công an, ông Đỗ Hữu Ca đã chủ động nộp lại số tiền 35 tỷ đồng đã nhận từ vợ chồng Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh và khẳng định chưa tác động, chưa dùng 35 tỷ đồng để lo "chạy tội".
Ông Đỗ Hữu Ca sinh ngày 23/11/1958, quê xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. Ông Ca từng nhiều năm công tác tại Công an TP. Hải Phòng, trải qua các chức vụ Phó phòng rồi Trưởng phòng Tham mưu Công an TP. Hải Phòng.
Từ tháng 5/2003 đến tháng 6/2010, ông Ca là Phó giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hải Phòng.
Từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2013, ông Ca là Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Ủy viên UBND thành phố, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP. Hải Phòng; đại biểu HĐND TP. Hải Phòng khóa XIV. Trước khi nghỉ hưu năm 2019, ông Ca mang hàm thiếu tướng.
Sau khi bị bắt vào tháng 2/2023, đến cuối tháng 3/2023, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy ông Đỗ Hữu Ca đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, gây bức xúc trong xã hội.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Đỗ Hữu Ca.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.