Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 15/12, Tòa án nhân dân (TAND) TP. HCM tiếp tục xét xử bị cáo Lê Tấn Hùng cùng 18 đồng phạm liên quan đến vụ án sai phạm tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - SAGRI gây thiệt hại cho nhà nước 672 tỷ đồng. Sau phần bào chữa của các LS, đại diện VKS TP. HCM đã đối đáp đối với bị cáo tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Theo VKS, LS bào chữa cho bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (cựu Phó chủ tịch UBND TP. HCM) cho rằng việc chuyển nhượng dự án, không gồm quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu việc chuyển nhượng này có chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mới đấu giá, định giá.
Tuy nhiên, VKS cho rằng, theo kết luận của Bộ Tài chính, đây là chuyển nhượng dự án bất động sản kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp ra bên ngoài. Như vậy việc chuyển nhượng dự án của SAGRI cho Tổng công ty Phong Phú, thực chất là chuyển nhượng phần vốn góp 28% và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo VKS, SAGRI đã chuyển nhượng dự án cho Tổng công ty Phong Phú với giá 168 tỷ đồng, không thẩm định giá. Trong khi, Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự tài sản T.Ư đã định giá, ngay tại thời điểm chuyển nhượng giá trị dự án này đã hơn 500 tỷ đồng. Thời điểm đó, trừ đi 168 tỷ đồng, thì đã thiệt hại 348 tỷ đồng và chưa khắc phục được.
Theo Nghị quyết 03 của Hội thẩm đồng thẩm phán TAND Tối cao và bản chất vụ án, giá trị chêch lệch liên quan giá trị dự án mà các bên hướng đến, thì thiệt hại vẫn còn kéo dài. Đến thời điểm nhà nước thu hồi được khu đất này thì giá trị đất đã phải khác. Các LS không thể nói trả lại tài sản là không có tội.
Cũng theo đại diện VKS, không thể áp dụng điểm b, khoản 1, Điều 51 là người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả, để giảm nhẹ cho bị cáo. Vì tài sản chỉ được coi là đã ngăn chặn, còn hậu quả của vụ án vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Và phải chờ quyết định của Hội đồng xét xử (HĐXX) hủy hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, sau đó thi hành án thì quyền sử dụng đất dự án này mới được chuyển lại cho SAGRI. Lúc này, nhà nước mới thu hồi được. Vì vậy, việc VKS xác định thiệt hại của vụ án là 672 tỉ đồng là đúng.
VKS làm rõ về động cơ, mục đích của hai bị cáo Trần Vĩnh Tuyến và Trần Trọng Tuấn (cựu Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM). Theo đó, các bị cáo đều khai không có động cơ vụ lợi. Nhưng VKS cho rằng, việc động cơ vụ lợi hay không cơ quan điều tra đã làm và có biện pháp minh chứng việc các bị cáo biết sai vẫn làm.
Kết luận điều tra chưa xác định được các bị cáo có động cơ vụ lợi, nhưng có vụ lợi hay không, chính các bị cáo biết rõ nhất, các bị cáo nên thành thật. Về động cơ nể nang Lê Tấn Hùng là em trai nguyên một Bí thư thành ủy, Cơ quan tố tụng, VKS cũng không yêu cầu bị cáo khai như vậy, các bị cáo cũng khai không bị bức cung, nhục hình. Các bị cáo tự khai tường tận tại cơ quan điều tra, thậm chí sau khi khởi tố là do nể nang.
Thậm chí, bị cáo Tuấn còn giải trình, quá trình công tác được nguyên Bí thư Thành ủy này giúp đỡ. “Động cơ nể nang, biết sai vẫn làm là hoàn toàn phù hợp thực tế khách quan xảy ra. Không ai ép, các bị cáo tự khai, phù hợp tình tiết vụ án nên VKS, cơ quan điều tra quy kết là đúng”, VKS khẳng định.
Đối với bị cáo Tuấn có thái độ lúc thành khẩn, lúc thì không. Tại phiên tòa có lời khai bất nhất. Khi VKS hỏi việc chuyển nhượng dự án là có chuyển nhượng vốn của SAGRI hay không, bị cáo khai rõ là có. Nhưng sau đó, bị cáo thay đổi, khai không biết việc chuyển nhượng quyền vốn góp ra ngoài doanh nghiệp. Theo VKS, bị cáo Tuấn chỉ thành khẩn trong quá trình điều tra, còn tại phiên tòa thì quanh co chối tội.
Đối với việc bị cáo Tuyến cho rằng cấp dưới đề xuất sai nên ký sai, theo VKS, bị cáo Tuyến chưa dũng cảm nhận thức hành vi sai phạm, chối bỏ trách nhiệm, biết rõ nhưng vẫn làm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.