Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 25/7, Tòa án nhân dân TP. HCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank) cùng 44 đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo thông báo của Hội đồng xét xử, tòa chỉ xét hỏi những vấn đề được Hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung hồi tháng 2/2018 vừa qua.
Tại tòa, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) đồng tình với quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc đề nghị thu hồi hơn 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank để trả lại cho Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB, VNCB cũ).
Tiếp đó, hai bị cáo Trầm Bê và Phan Huy Khang đều giữ nguyên lời khai như đợt xét xử sơ thẩm lần 1, thừa nhận có một số sai phạm nhưng không cố ý giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh, gây thiệt hại cho VNCB.
Còn bị cáo Phạm Công Danh xin Hội đồng xét xử không đưa sân vận động Chi Lăng vào thi hành án vụ “đại án VNCB giai đoạn 1” mà tách tài sản này ra để bị cáo tự giải quyết bằng việc dân sự và xin cho cơ chế được làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo bị cáo Danh, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được hợp tác, cùng khai thác sân vận động Chi Lăng.
“Thông qua việc hợp tác và khai thác trên, số tiền có được bị cáo khẳng định dư để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án”, bị cáo Danh trình bày.
Trước đó, trả lời với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, cho biết năm 2010 thành phố thống nhất kêu gọi đầu tư xây dựng khu phức hợp tầm cỡ ở khu đất sân vận động Chi Lăng.
Sau thời gian kêu gọi, chỉ có Tập đoàn Thiên Thanh của ông Phạm Công Danh xin đầu tư nên thành phố thống nhất giao khu đất này cho Thiên Thanh thực hiện dự án. Đến năm 2011, Thiên Thanh có văn bản chính thức đề nghị cho phép huy động đầu tư.
Theo ông Tuấn, đây là dự án có vốn đầu tư lớn, chính vì vậy để giải quyết nguyện vọng của nhà đầu tư cũng như muốn thúc đẩy dự án đúng tiến độ, sau khi cân nhắc lãnh đạo thành phố thống nhất giao quyền sử dụng đất cho 10 đơn vị thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh để huy động vốn sớm thực hiện dự án theo đúng tiến độ thời gian đã cam kết.
Tuy nhiên, thời gian sau đó, lãnh đạo Thiên Thanh bị điều tra vì liên quan đến vấn đề tài chính.
Trong một diễn biến mới đây, tại phiên họp thường kỳ của UBND TP. Đà Nẵng, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, cho biết thành phố đang bàn đến việc xin ý kiến của Thủ tướng về nguyện vọng lấy lại đất sân vận động Chi Lăng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Đặng Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cũng cho biết “chảo lửa” Chi Lăng đã gắn bó lâu đời với người dân thành phố cho nên nguyện vọng của nhân dân cũng như lãnh đạo thành phố là muốn lấy lại đất dự án này.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.