Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mỹ - Nhật - Trung Quốc: Ba thị trường hàng đầu
Công bố tại Hội thảo 'Ngành thủy sản 2023: Nhận diện thách thức & giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng' chiều 26/11, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã công bố những con số ấn tượng của xuất khẩu thuỷ sản.
Trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 9,4 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị thủy sản đi Mỹ, thị trường tiêu thụ chủ lực của Việt Nam, đạt 1,9 tỷ USD trong 10 tháng qua, tăng 15%; đi Trung Quốc đại lục và Hong Kong ghi nhận 1,5 tỷ USD, tăng 74%; đi Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, tăng 33%.
Dự kiến hết tháng 11, doanh số xuất khẩu thủy sản sẽ vượt mốc 10 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm dự kiến đạt 4,3 tỷ USD, cá tra vượt qua 2 tỷ USD và có thể đạt 2,5 tỷ USD. Đặc biệt, cá ngừ lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD, đây là mục tiêu cách đây ba năm và năm nay mới có thể đạt được. Nhóm hải sản ước đạt 3,2 tỷ USD giá trị xuất khẩu. Dự kiến cả năm 2022, kim ngạch toàn ngành sẽ lần đầu tiên đạt 11 tỷ USD.
Tất cả các sản phẩm đều tăng trưởng "ấn tượng", bình quân từ 18 – 77%. Mức tăng trưởng ở tất cả thị trường đều lên đến “hai con số”, bình quân từ 15 – 75%, trừ Anh chỉ tăng 3%, trong khi Nga vẫn tăng trưởng 0,2%. Top 4 thị trường chính chiếm 74% giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Trong đó, Mỹ lần đầu đạt trên 2 tỷ USD, Anh trở thành thị trường lớn thứ 7.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP phát biểu tại hội thảo
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), có 1.500 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm 2022. Cả ba ngành hàng đều ghi nhận tăng trưởng cao. Top 100 đơn vị xuất khẩu hàng đầu, có doanh số trên 20 triệu USD/năm, chiếm 65% giá trị. Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu gồm 6 doanh nghiệp tôm và 4 doanh nghiệp cá tra.
Hiện nay, với việc áp dụng công nghệ hiện đại đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có trình độ chế biến cao trên thế giới; các doanh nghiệp đang tiếp cận xu hướng tiêu dùng và xác định mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Thách thức năm 2023
Tuy nhiên, những thành tích này đạt được chủ yếu là nhờ các tháng trước. Riêng trong tháng 10, giá trị xuất khẩu thủy sản ghi nhận dưới 1 tỷ USD, chỉ nhỉnh hơn 2% so với cùng kỳ. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ đầu năm 2022.
Kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái, lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiêu dùng tại các nước xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam. Doanh số bán hàng chùng xuống khi người người dân nhiều nước “thắt hầu bao” ứng phó với tình trạng vật giá leo thang. Ngoài ra, đồng nội tệ của Liên minh châu Âu (EU), Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc liên tục mất giá so với USD đã làm giảm sức mua của các thị trường trọng điểm này.
Ở trong nước, lượng tồn kho của các doanh nghiệp thủy sản cũng đang tăng, trong khi việc bảo quản, lưu kho và hậu cần nói chung (logistics) vẫn là nhược điểm chưa thể khắc phục của nhiều doanh nghiệp.
Mặt khác, những khó khăn về tài chính khi tín dụng thắt chặt, lãi suất tăng mạnh khiến cho chi phí đi vay cao và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh. Bởi vậy, doanh nghiệp “lúng túng” về vốn để tài trợ nguồn hàng.
Theo TS Đinh Thế Hiển, doanh nghiệp thủy sản đang gặp khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế ở nhiều góc độ: giá bán, sản phẩm chế biến sâu, chuỗi liên kết ngành, chuẩn hóa quy trình quản trị đến công nghệ hiện đại.
“Đa số các khó khăn hiện nay của ngành đều do thiếu vốn. Tuy nhiên Chính phủ đang tập trung dòng tiền ổn định kinh tế vĩ mô, doanh nghiệp không thể chỉ trông chờ từ vốn tín dụng, mà có giải pháp “xoay” nhiều nguồn vốn. Đối với doanh nghiệp lớn cần có những đại diện trở thành công ty đại chúng để huy động nguồn vốn lớn trên thị trường chứng khoán, phân bổ cho các đơn vị thứ cấp và người nuôi trồng, đồng thời có thể tìm kiếm quỹ đầu tư phát triển bền vững...; đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần tập trung vốn lưu động cho vùng nguyên liệu để vượt qua khó khăn năm 2023”, TS Đinh Thế Hiển nhận định.
Nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã đóng góp nhiều giải pháp tích cực, nhằm tiết giảm chi phí doanh nghiệp như: thay đổi thói quen vận chuyển hàng hóa xuất khẩu theo kiểu nhỏ lẻ, áp dụng công nghệ tiết kiệm cho kho trữ lạnh…
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.