Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Cục Thuế TP.HCM vừa công khai thông tin người nộp thuế nợ thuế đợt 2 năm 2023.
Đáng chú ý, đứng đầu danh sách nợ thuế là Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) với số nợ thuế hơn 1.500 tỷ đồng. Đây không phải lần đầu tiên Xuyên Việt Oil bị "bêu tên" vì nợ thuế.
Trước đó, công ty này có chuỗi ngày dài chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Khoản nợ thuế ở thời điểm tháng 10/2022 của Xuyên Việt Oil lên tới 684,4 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính của Xuyên Việt Oil, tại ngày 31/12/2022, công ty này ghi nhận 1.373 tỷ đồng "thuế và các khoản phải nộp Nhà nước". Cùng với nợ thuế là tình hình kinh doanh đi lùi khi doanh thu giảm sâu, thua lỗ tăng đáng kể.
Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Xuyên Việt Oil chỉ còn là 8.483 tỷ đồng, giảm 3.672 tỷ đồng, tương đương 30,2% so với cuối năm 2021. Trong khi nợ phải trả của công ty này lên đến 9.015 tỷ đồng.
Tình trạng của Xuyên Việt Oil gần đây trở nên bi đát. Tháng 9 năm nay, giám đốc và phó giám đốc Xuyên Việt Oil bị bắt để điều tra về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" liên quan việc nợ thuế và chiếm dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu tại công ty này. Trước đó, công ty này bị thu hồi giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
Một doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu khác cũng dẫn đầu về nợ thuế là Công ty TNHH Vận tải thuỷ bộ Hải Hà (HaiHa Petro) - đại gia xăng dầu miền Bắc.
Theo danh sách doanh nghiệp nợ thuế mà Cục Thuế tỉnh Thái Bình vừa công khai, Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà tiếp tục là doanh nghiệp có số nợ lớn nhất với tổng số nợ trên 1.781 tỷ đồng. Trước đó, tại danh sách ban hành kèm theo thông báo số 5395/TB-CTTB ngày 23/9/2022 của Cục thuế tỉnh Thái Bình, Vận tải Thủy bộ Hải Hà cũng đứng đầu trong danh sách nợ thuế với hơn 1.709 tỷ đồng.
Điều này khiến dư luận xôn xao bởi Hải Hà Petro nhiều năm qua được biết đến là đơn vị thuộc top các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn được tỉnh Thái Bình biểu dương.
HaiHa Petro cũng đang có khoản nợ xấu tại ngân hàng. Ngân hàng này đang tìm kiếm đối tác tổ chức đấu giá tài sản là kho xăng dầu Hà Hải - Quảng Trị tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, thuộc sở hữu của HaiHa Petro. Giá khởi điểm cho tài sản trên được đưa ra là 176 tỷ đồng.
Gần đây, HaiHa Petro lấn sân sang các mảng kinh doanh khác như bất động sản, dược phẩm, trái phiếu.
Điển hình là thương vụ HaiHa Petro chi 250 tỷ đồng để thâu tóm 17,65% cổ phần của CTCP Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco (PBC) vào năm 2020. Cuối năm 2022, HaiHa Petro và hệ sinh thái của mình đã nắm giữ 65% cổ phần tại công ty dược phẩm này.
Một đại gia xăng dầu khác là Công ty TNHH Trung Linh Phát, được cấp phép kinh doanh xăng dầu từ năm 2021, cũng đang vướng nợ xấu ngân hàng.
Vào cuối tháng 3/2023, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đã thông báo thu giữ hàng loạt tài sản của Công ty TNHH Trung Linh Phát do vi phạm nghĩa vụ trả nợ.
Mới đây, Chi nhánh một ngân hàng ở Nam Định cũng rao bán một loạt bất động sản tại Ninh Bình của bà Vũ Thị Thu Thảo (sinh năm 1992) để thu hồi nợ. Toàn bộ tài sản trên gồm 19 thửa đất thuộc sở hữu của bà Thảo, tổng giá khởi điểm là 211 tỷ đồng. Bà Thảo từng là Giám đốc Công ty TNHH Trung Linh Phát, là cổ đông sở hữu 6,5% vốn.
Một "ông lớn" kinh doanh xăng dầu ở Cần Thơ là Công ty CP Dầu khí Đông Phương cũng đang nợ thuế và nợ ngân hàng với số tiền "khủng".
Theo Cục Thuế thành phố Cần Thơ, tính đến ngày 30/9, Công ty CP Dầu khí Đông Phương nợ thuế hơn 687 tỷ đồng. Doanh nghiệp này đang vướng vào vụ án của tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Không chỉ nợ thuế mà Công ty CP Dầu khí Đông Phương còn vướng nợ ngân hàng.
Vào tháng 4/2023, phía ngân hàng đã phát đi thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá khoản nợ của Công ty CP Dầu khí Đông Phương, với giá trị khoản nợ tạm tính đến hết ngày 11/4/2023 là hơn 1.149 tỷ đồng. Ngoài một số quyền sử dụng đất, tài sản đảm bảo khoản nợ này còn có nhà máy sản xuất dầu khí Đông Phương.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.