14 dự án giao thông sẽ nhận 15.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Anh Minh - 03/08/2018 07:54 (GMT+7)

(VNF) - Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định sẽ bố trí 7.000 tỷ đồng cho 4 dự án đường sắt và 8.000 tỷ đồng cho 10 dự án đường bộ từ nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020.

VNF
Nhiều công trình hạ tầng đường sắt sẽ được nhận vốn dự phòng đầu tư công trung hạn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 556/NQ – UBTVQH14 thông qua phương án sử dụng 15.000 tỷ đồng nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 cho các dự án đường sắt và các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách.

Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng cho 4 dự án đường sắt; 8.000 tỷ đồng cho 10 dự án đường bộ.

Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn, tổ chức triển khai các dự án đúng trình tự, thủ tục, hiệu quả đầu tư.

Trước đó, tại tờ trình số 168/TTr – CP ngày 10/5/2018, Chính phủ kiến nghị bố trí 7.000 tỷ đồng vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 cho 4 dự án quan trọng trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM, gồm:

(1) Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM: đề nghị bố trí 1.950 tỷ đồng để thay thế khoảng 111/522 cầu cầu yếu nhằm đảm bảo ATGT và từng bước đồng nhất tải trọng 4,2 T/m trên toàn tuyến, đồng thời kết hợp cải tạo kiến trúc tầng trên một số đoạn đường hai đầu cầu.

(2) Dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang: đề nghị bố trí 1.800 tỷ đồng để gia cố 11/22 hầm yếu để đảm bảo an toàn chạy tàu, xóa bỏ các điểm hạn chế tốc độ; đồng thời kết hợp mở mới các ga; cải tạo kiến trúc tầng trên một số đoạn; xử lý một số điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có nguy cơ mất ATGT cao.

(3) Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh: đề nghị bố trí 1.400 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo nền đường cũ; kéo dài đường ga, đặt thêm đường số 3 với ga chỉ có 2 đường, mở thêm một số ga mới để tăng năng lực thông qua; cải tạo các đoạn có bán kính đường cong nhỏ kết hợp xử lý đồng bộ trắc dọc, nền đường và kiến trúc tầng trên; xử lý một số điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có nguy cơ mất ATGT cao trên đoạn Hà Nội - Vinh.

(4) Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn: đề nghị bố trí 1.850 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo nền đường cũ; kéo dài đường ga, đặt thêm đường số 3 với ga chỉ có 2 đường, mở thêm một số ga mới để tăng năng lực thông qua; cải tạo các đoạn có bán kính đường cong nhỏ kết hợp xử lý đồng bộ trắc dọc, nền đường và kiến trúc tầng trên; xử lý một số điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có nguy cơ mất ATGT cao trên đoạn Nha Trang - Sài Gòn.

Được biết, việc thực hiện 4 dự án đường sắt cấp thiết này về cơ bản sẽ giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông đối với các cầu, hầm yếu; từng bước đồng nhất tải trọng khai thác trên toàn tuyến (từ 3,6 tấn/m lên 4,2 tấn/m); giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông; tăng năng lực thông qua từ 18 đôi tàu/ngày đêm như hiện nay lên 23-25 đôi tàu/ngày đêm; khối lượng vận chuyển hàng hóa trên toàn tuyến tăng 1,3-1,5 lần và khối lượng vận chuyển hành khách tăng 1,5-1,6 lần; tốc độ tàu khách tăng lên bình quân trên 80Km/h, tàu hàng là 50Km/h trên trục đường sắt Bắc - Nam.

Chính phủ cũng kiến nghị bố trí 8.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 cho 10 dự án đường bộ quan trọng, cấp bách, gồm:

(1) Đường nối quốc lộ 4C và 4D (Km238 - Km414, đèo Tây Côn Lĩnh Km339 - Km368): Kiến nghị bố trí 430 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn để thi công hoàn thiện trong khoảng 24 km các đoạn xung yếu nhất, đang thi công dở dang để có thể khai thác tương đối hoàn chỉnh tuyến đường; còn lại 20 km điều kiện thi công có nhiều khó khăn (đoạn qua đèo Tây Côn Lĩnh) sẽ được triển khai sau, khi cân đối được nguồn vốn.

(2) Quốc lộ 3B (Km0 - Km66+600): Kiến nghị bố trí 755 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn để hoàn thiện khoảng 18,6 km các đoạn xung yếu nhất như: hoàn thiện tuyến tránh thị trấn Yến Lạc; 34,9 km đoạn Km18+600 - Km53+500... Còn lại 9,6 km đoạn từ Km57 - Km66+600 sẽ được đầu tư sau.

(3) Tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Kiến nghị bố trí 1.397 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn để:  (1) ưu tiên bố trí vốn để đầu tư hoàn thành đưa dự án vào khai thác; (2) phần còn lại sẽ hoàn trả phần vốn 2 địa phương đã ứng vốn. Đối với phần vốn còn thiếu so với nhu cầu, trước mắt đề nghị 2 tỉnh Hà Nam và Hưng Yên ứng trước vốn để triển khai hoàn thành dự án theo cơ chế thực hiện dự án; đồng thời đề nghị bổ sung nguồn vốn để hoàn trả cho 2 Tỉnh sau.

(4) Cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên quốc lộ 24: Đề nghị bố trí 1.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn để đầu tư các đoạn xung yếu nhất, gồm:

+ Đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi: Bố trí 160 tỷ đồng để đầu tư hoàn thành đoạn từ Km8+000 – Km32+000.

+ Đoạn qua tỉnh Kon Tum: Bố trí 840 tỷ đồng để triển khai các đoạn tuyến cấp bách, gồm: Đoạn qua thành phố Kon Tum từ Km156+800 - Km165 (đầu tư đoạn Km160+500 – Km163 (làn trái) và 1/2 cầu Đăk Rê (Km160+634), đoạn vuốt nối nhánh phải Km156+800 – Km157+200),  Đoạn qua xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy (đầu tư các đoạn còn lại Km130-Km135 và Km137-Km139+540), Đoạn qua trung tâm huyện Kon Plông từ Km111 - Km118+250 (đầu tư đoạn từ Km111 – Km113 và cầu Nước Long Km111+222), Đoạn qua xã Pờ Ê, xã Hiếu, huyện Kon Plong từ Km82 - Km111.

(5) Cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên quốc lộ 25: Đề nghị bố trí 850 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn để đầu tư các đoạn xung yếu nhất, như: một số đoạn qua thành phố, thị trấn đông dân cư thuộc tỉnh Phú Yên, Gia Lai; triển khai một số đoạn dở dang trong lý trình Km21+600 - Km99+432 và Km113 - Km123; sửa chữa sụt trượt đoạn từ cầu Lệ Bắc - Đèo Tô Na để đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình khai thác; đầu tư đoạn nối thị xã Ayun Pa đến thị trấn Phú Thiện...

(6) Quốc lộ 27 đoạn tránh Liên Khương: Kiến nghị bố trí 193 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn để hoàn thành dứt điểm, sớm đưa dự án vào khai thác, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, tránh lãng phí phần vốn đã đầu tư (số vốn còn thiếu theo TMĐT dự án cập nhật lại tại thời điểm hiện tại do Dự án đã phê duyệt từ năm 2008).

(7) Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 53 đoạn Trà Vinh - Long Toàn, tỉnh Trà Vinh: Kiến nghị bố trí 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn để  trước mắt đầu tư đoạn Trà Vinh - Long Toàn. Đoạn tuyến tránh sẽ được đầu tư sau, khi cân đối được nguồn vốn.

(8) Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 57 đoạn từ bến phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long: Kiến nghị bố trí 875 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn để thực hiện đầu tư dự án.

(9) Cải tạo, nâng cấp mặt đường tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp: Kiến nghị bố trí 900 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn để cải tạo, nâng cấp phần mặt đường và một số công trình trên tuyến nhằm đảm bảo an toàn giao thông, êm thuận, thông suốt.

(10) Nâng cấp quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp: Kiến nghị bố trí 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng trung hạn để đầu tư hoàn thiện đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự. Riêng phần tuyến tránh Cao Lãnh sẽ triển khai khi cân đối được nguồn vốn.

Theo UBTVQH, đây đều là những dự án nằm trên tuyến có tính kết nối, lan tỏa vùng miền, có tác động thúc đẩy kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; kết nối các cửa khẩu quốc tế, các cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp... bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn giao thông cao, không đáp ứng được nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế xã hội; ưu tiên khu vực miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các cùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các dự án đang triển khai dở dang hoặc dự án đình hoãn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ nhưng không thể chuyển đổi sang hình thức đầu tư BOT.

Mức vốn bố trí cho từng dự án đủ để hoàn thành dứt điểm các hạng mục, công trình đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư và không vượt quá số vốn còn lại tổng mức đầu tư cập nhật.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Động thái mới trên thị trường tiền tệ

Động thái mới trên thị trường tiền tệ

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tiến hành giảm kỳ hạn tín phiếu xuống còn 14 ngày sau thời gian dài chào bán tín phiếu có kỳ hạn 28 ngày trong khi vẫn giữ nguyên lãi suất trúng thầu.

Chứng khoán bị bán tháo: Có nên hoảng loạn?

Chứng khoán bị bán tháo: Có nên hoảng loạn?

(VNF) - Đối với các nhà đầu tư hưng phấn mua vào sau khi VN-Index vượt mốc 1.300 điểm, những diễn biến sau đó thực sự là “màn tra tấn”.

SCB đóng cửa một loạt phòng giao dịch, thanh lý hàng chục ô tô

SCB đóng cửa một loạt phòng giao dịch, thanh lý hàng chục ô tô

(VNF) - Chỉ trong 2 tuần qua, SCB đã đóng cửa tổng cộng 14 phòng giao dịch tại 6 tỉnh, thành phố. Nhà băng này cũng thông báo thanh lý hàng chục xe ô tô chuyên dụng.

Flamingo Golden Hill mở bán, hàng trăm khách hàng tới tham dự

Flamingo Golden Hill mở bán, hàng trăm khách hàng tới tham dự

(VNF) - Ngày 23/6 vừa qua, chủ đầu tư Flamingo tổ chức lễ mở bán chính thức thứ 2 của Flamingo Golden Hill tại Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam với sự tham gia của hàng trăm khách hàng và các nhà đầu tư tới từ Hà Nam, Hà Nội và các tỉnh lân cận.

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

(VNF) - Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Công ty Cổ phần BCG Energy với tên mã là BGE.

MobiFone triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn hòa nhịp EURO 2024

MobiFone triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn hòa nhịp EURO 2024

(VNF) - EURO 2024 quay trở lại khiến cư dân mạng thổn thức theo từng nhịp bóng lăn. Đồng hành cùng các fan cứng bóng đá lúc này, MobiFone “chơi lớn” tung ra nhiều gói cước ưu đãi.

SHB triển khai gói giải pháp hấp dẫn cho doanh nghiệp FDI

SHB triển khai gói giải pháp hấp dẫn cho doanh nghiệp FDI

(VNF) - SHB miễn/giảm nhiều loại phí dịch vụ tài chính và cung cấp nhiều đặc quyền cho các khách hàng doanh nghiệp FDI.

TPBank hoàn tất áp dụng xác thực khuôn mặt bảo vệ tài khoản khi giao dịch trước 10 ngày

TPBank hoàn tất áp dụng xác thực khuôn mặt bảo vệ tài khoản khi giao dịch trước 10 ngày

(VNF) - Nhờ công nghệ đi trước, quy trình nhanh chóng được chuẩn hóa cùng hệ thống thu thập khuôn mặt của khách hàng tại mọi kênh giao dịch, TPBank áp dụng 100% Quyết định 2345 (QĐ 2345) cho tất cả khách hàng từ ngày 20/6, trước ngày quyết định có hiệu lực tới hơn 10 ngày.

Nhân rộng thanh toán số, hướng tới quốc gia không tiền mặt

Nhân rộng thanh toán số, hướng tới quốc gia không tiền mặt

(VNF) - Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để hướng tới trở thành một quốc gia không tiền mặt. Đặc biệt ở các khu vực nông thôn, người dân vẫn phụ thuộc vào tiền mặt trong giao dịch hàng ngày và mua sắm giá trị thấp. Một số cá nhân vẫn chưa có tài khoản ngân hàng cũng như thiếu kiến thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Tỷ suất sinh lời cao trong nhóm VN30, Masan Consumer tiếp tục chia cổ tức

Tỷ suất sinh lời cao trong nhóm VN30, Masan Consumer tiếp tục chia cổ tức

(VNF) - Mới đây Masan Consumer công bố thông tin sẽ thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 55% trong tháng 7 sắp tới và xin ý kiến cổ đông để tạm ứng cổ tức năm 2024. Điều này hé lộ rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục chia cổ tức trong năm nay sau quyết định chia cổ tức tỷ lệ 100% trước đó.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.