55% công ty Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng Ukraine

H.Thủy - 04/04/2022 08:14 (GMT+7)

Cuộc khảo sát gần đây do một công ty nhân sự Nhật Bản cho hay 55% các công ty nước này có trụ sở ở nước ngoài nhận thấy hoạt động kinh doanh của họ đang hoặc sắp bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng Ukraine.

VNF
55% công ty Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng Ukraine . Ảnh minh họa (Nguồn: AP)

Cuộc khảo sát gần đây do một công ty nhân sự Nhật Bản cho hay 55% các công ty nước này có trụ sở ở nước ngoài nhận thấy hoạt động kinh doanh của họ đang hoặc sắp bị ảnh hưởng bởi xung đột giữa Nga và Ukraine .

Cuộc khảo sát trực tuyến với 699 công ty Nhật Bản hoạt động tại 10 nền kinh tế do Pasona Group Inc. thực hiện vào giữa tháng 3/2022 cho thấy các công ty có trụ sở tại Pháp bị ảnh hưởng nhiều nhất cho tới hiện tại, với 92,3% trả lời rằng hoạt động của họ đã chịu tác động nhất định.

Tuy nhiên, Pháp là quốc gia châu Âu duy nhất được đưa vào cuộc khảo sát. Các nền kinh tế nằm trong cuộc khảo sát diễn ra từ ngày 11-16/3 bao gồm Mỹ, Pháp, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ.

Xếp hạng thứ hai sau các công ty có trụ sở tại Pháp là các công ty Nhật Bản ở Malaysia với 72,0% chịu tác động, tiếp theo là Singapore với 66,7%.

Trong số 55% các công ty có trụ sở ở nước ngoài, 43,2% cho biết họ đã cảm thấy tác động của cuộc xung đột, trong khi 22,7% cho biết họ dự kiến sẽ ghi nhận ảnh hưởng trong vòng một tháng tới và 26,8% trong vòng ba tháng.

Tác động được trích dẫn nhiều nhất của nhóm đã chịu ảnh hưởng là chi phí nguyên liệu thô - bao gồm dầu, hóa chất và kim loại tăng vọt. Tiếp theo là chi phí hậu cần và giá năng lượng tăng.

Chỉ 34,6% doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát cho biết họ đã thực hiện các biện pháp đối phó. Đối với các bước cụ thể, 54,3% trong số các công ty này đã lựa chọn việc thu thập thông tin, tiếp theo là đảm bảo lượng hàng dự trữ (32,5%) và chọn nhà cung cấp (23,5%).

Hiện các công ty sản xuất của Nhật Bản ở Ấn Độ đã có những hành động cụ thể, bao gồm bắt đầu đàm phán để tăng giá sản phẩm. Trong khi đó, một công ty thương mại ở Hong Kong (Trung Quốc) cho biết, họ đang xem xét các điều kiện giao dịch với khách hàng Nga.

Theo TTXVN/Vietnam+
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều người Việt mất trắng cơ nghiệp

Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều người Việt mất trắng cơ nghiệp

(VNF) - Hỏa hoạn lớn tại khu mua sắm Marywilska 44 ở Bialoleka, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, đã khiến rất nhiều thương nhân mất trắng gia sản gây dựng trong nhiều năm.

Công ty tài chính sẽ sớm thoát cảnh thua lỗ?

Công ty tài chính sẽ sớm thoát cảnh thua lỗ?

(VNF) - Trong năm 2023, lợi nhuận của nhiều công ty tài chính đồng loạt lao dốc do chịu “cú đấm kép” khi thị trường khó khăn chung và tình trạng bùng nợ diễn ra ngày càng nhiều. Thế nhưng, bước sang năm 2024, thị trường tài chính tiêu dùng đang đứng trước nhiều dư địa phát triển, tạo động lực thúc đẩy cho các công ty tài chính bứt tốc.

Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm

Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm

(VNF) - Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng cho biết sẽ triển khai lại dự án vào đầu tháng 5/2024, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì.

'Hố sâu' bất động sản Trung Quốc: Người dân 'chồng' tiền 8 năm chưa có nhà

'Hố sâu' bất động sản Trung Quốc: Người dân 'chồng' tiền 8 năm chưa có nhà

(VNF) - Một nhóm khoảng 1.500 người mua nhà ở thành phố Thiên Tân, gần Bắc Kinh, Trung Quốc, vẫn chưa thấy – chứ đừng nói đến việc chuyển đến – những căn hộ mà họ cho biết đã trả tiền mua từ 8 năm trước.

Tháng 5/2024: 4.700 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, nhiều DN cạn tiền trả nợ

Tháng 5/2024: 4.700 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, nhiều DN cạn tiền trả nợ

(VNF) - VIS Rating ước tính 4.700 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng 5/2024 có rủi ro không trả được nợ gốc đến hạn, trong đó có khoảng 4.000 tỷ đồng do Trung Nam, Hưng Thịnh Quy Nhơn, Ngôi Sao Gia Định phát hành đã chậm trả lãi coupon trong năm 2023. Nhóm này khả năng cao sẽ chậm trả nợ gốc đến hạn do dòng tiền yếu và nguồn tiền mặt cạn kiệt.

Dự thảo NĐ Kinh doanh xăng dầu: 'Can thiệp không hợp lý vào thị trường, hạn chế quyền tự do kinh doanh của DN'

Dự thảo NĐ Kinh doanh xăng dầu: 'Can thiệp không hợp lý vào thị trường, hạn chế quyền tự do kinh doanh của DN'

(VNF) - Luật sư Nguyễn Tiến Lập - Văn phòng Luật sư NHQuang và Công sự cho rằng, nội dung dự thảo Nghị định trái với nhiều quy định cơ bản của các luật có liên quan. Đặc biệt, có nhiều quy định can thiệp không hợp lý vào các quan hệ thị trường, hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và không bảo đảm xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.

Nhịp sống muôn màu tại khu đô thị xanh phía Đông Hà Nội

Nhịp sống muôn màu tại khu đô thị xanh phía Đông Hà Nội

(VNF) - Với các cư dân Eurowindow Twin Parks, mỗi ngày trôi qua là một ngày trải nghiệm chất sống hiện đại lý tưởng giữa không gian tràn ngập sắc xanh kết hợp cùng hàng loạt tiện ích cao cấp.

Ông Biden ký sắc lệnh mới, tước ‘con bò sữa hái ra tiền’ của Nga

Ông Biden ký sắc lệnh mới, tước ‘con bò sữa hái ra tiền’ của Nga

(VNF) - Thượng nghị sĩ Mỹ John Barrasso, thành viên Đảng Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Năng lượng Thượng viện, cho rằng “cỗ máy chiến sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mất đi một trong những con bò sữa hái ra tiền” sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký luật cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga.

Tiếp tục điều tra loạt bất động sản liên quan đến bà Trương Mỹ Lan

Tiếp tục điều tra loạt bất động sản liên quan đến bà Trương Mỹ Lan

(VNF) - Bộ Công an tiếp tục làm rõ các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. HCM (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan.

Hình ảnh tàu hàng rời lớn nhất do Việt Nam tự đóng

Hình ảnh tàu hàng rời lớn nhất do Việt Nam tự đóng

(VNF) - Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nam Triệu tổ chức hạ thủy tàu hàng 65.000 tấn, tàu hàng lớn nhất được đóng mới tại Việt Nam.