Bảy thời điểm quan trọng cần xem lại các kế hoạch bảo hiểm cá nhân

Khánh Tú - 29/02/2024 08:08 (GMT+7)

(VNF) - Theo bà Đặng Thùy Trang, Chuyên gia Hoạch định Tài chính Cá nhân, Công ty CP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT, ở mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc sống, người mua cần thay đổi, điều chỉnh các kế hoạch bảo hiểm để có thể tận dụng tối đa lợi ích.

VNF
Ảnh minh họa.

Chị Minh Anh (Hà Nội) từng mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với trị giá 100 triệu đồng vào năm 24 tuổi. Vào thời điểm đó, một phần do thu nhập còn hạn chế, phần khác do công ty cũng đã cung cấp bảo hiểm sức khỏe nên với Minh Anh, hợp đồng bảo hiểm này hoàn toàn phù hợp với tình hình lúc đó.

Tuy nhiên, đến năm 28 tuổi, chị lập gia đình và sinh con gái đầu lòng sau 2 năm kết hôn. 5 năm sau đó, vợ chồng chị mua trả góp căn nhà đầu tiên và chị cũng được thăng chức. Thế nhưng, chồng chị lại không may nằm trong đợt cắt giảm nhân sự. Mọi chi tiêu trong gia đình, từ chi phí sinh hoạt, tiền học cho con gái đầu đến chi phí cho em bé thứ 2 sắp chào đời đều đổ dồn lên vai chị. 

Đến lúc này, gói bảo hiểm nhân thọ 100 triệu đồng mà chị đã từng mua không còn đáp ứng được những nhu cầu của một trụ cột gia đình như chị Minh Anh.

Trên thực tế, nhiều người Việt đã dần ý thức được ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm khi nhận thấy đây là giải pháp tốt để duy trì nguồn tài chính trước rủi ro tai nạn, bệnh tật. Tuy nhiên, giống như chị Minh Anh, việc chọn mua bảo hiểm sao cho phù hợp với từng giai đoạn khác nhau là điều mà không phải ai cũng nắm được.

Bà Đặng Thùy Trang, Chuyên gia Hoạch định Tài chính Cá nhân, Công ty CP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT, chia sẻ với VietnamFinance: “Ở mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc sống và tùy theo tình trạng sức khỏe, tài chính, người phụ thuộc,… các sản phẩm bảo hiểm, tức mức phòng vệ tài chính, cũng cần được cập nhật theo”.

Theo bà Trang, có 7 thời điểm đặc biệt quan trọng để xem xét lại các kế hoạch bảo hiểm. Đầu tiên là khi thay đổi tình trạng hôn nhân. Người mua bảo hiểm nên cân nhắc về việc điều chỉnh giá trị các hợp đồng bảo hiểm. Đơn cử như sau khi đăng ký kết hôn, người mua có thể cân nhắc tăng phần bảo vệ trong kế hoạch bảo hiểm lên bởi đây cũng là lúc họ cần có trách nhiệm tài chính với gia đình. Trái lại, sau khi ly hôn, người mua bảo hiểm cũng nên điều chỉnh tăng hoặc giảm số tiền bảo hiểm và thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm.

Thứ hai là khi sinh con và trở thành cha mẹ. Vào thời điểm này, tình trạng tài chính của cha mẹ phần nào quyết định tương lai của những đứa trẻ. Người mua nên tìm hiểu các chương trình bảo hiểm sức khỏe và thai sản, tiếp đến là các chương trình bảo hiểm mang tính tích lũy và “dài hơi”.

Có 7 thời điểm đặc biệt quan trọng để xem xét lại các kế hoạch bảo hiểm.

Thứ ba là khi thay đổi trong công việc. “Các cột mốc trong sự nghiệp tác động đáng kể đến dòng tiền của mỗi người. Khi bạn được thăng tiến với mức lương cao hơn, mức chi tiêu sinh hoạt của gia đình được cải thiện cũng là lúc bạn nên nghĩ đến việc nâng giá trị của các hợp đồng bảo hiểm để gia đình có thể duy trì mức sống này cho dù rủi ro xảy ra. Đây cũng là thời điểm bạn cân nhắc thêm các quyền lợi bảo vệ cần thiết mà lúc trước mình chưa thể tham gia vì lý do tài chính hạn hẹp”, bà Trang cho hay.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp thu nhập bị cắt giảm, người mua nên cẩn thận đánh giá lại mức bảo vệ thiết yếu và khả năng duy trì hợp đồng bảo hiểm trong dài hạn (khoảng từ 10 – 20 năm) để tránh việc loại bỏ mất quyền lợi quan trọng chỉ vì một khó khăn tài chính trong ngắn hạn.

Trong trường hợp kinh doanh riêng, người mua có thể nghĩ đến việc tăng thêm mức bảo vệ sinh mệnh cho chính mình, cũng như bộ phận nhân sự chủ chốt của công ty (key persons, như người sáng lập, ban giám đốc, v.v.) nhằm đảm bảo doanh nghiệp duy trì hoạt động bền vững cho dù có bất trắc nào xảy đến với các “nhân tố quan trọng” này.

Thứ tư là khi mua nhà hoặc mua tài sản lớn. Sở hữu tài sản có giá trị lớn như nhà hay ô tô thường sẽ đi kèm với trách nhiệm tài chính cao hơn, nhất là khi cần trả góp khoản nợ vay này trong nhiều năm. Bên cạnh các gói bảo hiểm từng năm để bảo vệ tài sản trước những hư hao hoặc rủi ro cháy nổ hay tai nạn, người mua bảo hiểm cũng nên nghĩ đến việc gia tăng mức bảo vệ nhân thọ cho bản thân. Lưu ý là số tiền bảo hiểm tăng thêm phù hợp nên trùng khớp với số dư nợ vay còn lại.

Thứ năm là khi chuẩn bị cho tuổi nghỉ hưu. “Đến gần tuổi nghỉ hưu, các áp lực chi tiêu có phần giảm bớt nhưng trái lại, chi phí y tế kèm theo tình trạng sức khỏe người cao tuổi cũng là các vấn đề đáng lo ngại.

Một kế hoạch phù hợp với người về hưu sẽ tập trung vào 2 mục tiêu chính, một là tạo dòng tiền để thay thế hoặc bổ sung “lương hưu” (ví dụ như một chương trình bảo hiểm tích lũy một cách kỷ luật và cho phép chi trả quyền lợi tiền mặt đều đặn từ tuổi nghỉ hưu chẳng hạn), và hai là hỗ trợ các chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe dài hạn.

Thứ sáu là khi thay đổi trong tình trạng sức khỏe. Đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến tài chính của mỗi người. Bên cạnh việc phải tiêu tốn khoản tiền lớn để điều trị, tình trạng sức khỏe xấu đi còn hạn chế khả năng làm việc, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cá nhân. Đến lúc này, một chương trình bảo hiểm hỗ trợ chi phí y tế hoặc một khoản tiền được chi trả “thay thế thu nhập” sẽ rất hữu ích. 

“Thế nhưng không nên để “nước đến chân mới nhảy”. Ngay từ khi còn trẻ và có sức khỏe tốt, hãy trang bị sự bảo vệ tài chính cho mình, ưu tiên bảo vệ trước các rủi ro phát sinh chi phí lớn, như rủi ro tính mạng, tai nạn, các bệnh lý nghiêm trọng bởi bất trắc về sức khỏe thì không bao giờ có thể dự đoán trước được”, bà Trang chia sẻ.

Cuối cùng là khi có những thay đổi bất chợt khác. Ngoài những thời điểm trên, người mua bảo hiểm cũng nên định kỳ rà soát lại các kế hoạch bảo hiểm nhân thọ, lý tưởng nhất là mỗi năm một lần, để đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh hiện tại. 

Đồng thời, cũng nên xem lại chương trình bảo hiểm sức khỏe của bản thân, đặc biệt đối với các sản phẩm cần gia hạn mỗi năm. Thị trường bảo hiểm sức khỏe có sự thay đổi nhanh chóng và có thể một sản phẩm mới đem đến cho bạn quyền lợi phù hợp hơn với phí đóng “đáng đồng tiền bát gạo” hơn. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

(VNF) - Tìm phương án cân đối nguồn vốn đầu tư dự án Vành đai 4 TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh cần huy động cả vốn Trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công - tư, phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

(VNF) - Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài khoảng 60,9km. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định là 27,6km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình là 33,3km.

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

(VNF) - Trước mắt, lãnh đạo Chính phủ đồng ý giao VEC lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành.

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần tăng gấp đôi, song do không còn khoản thu từ hoạt động tài chính như cùng kỳ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) ngậm ngùi báo lỗ trong quý I/2024.

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, nhất là doanh thu bất động sản. Phải nhờ tới khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, công ty mới thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.