Cả nước 'bình thường mới', hàng nghìn lao động TP. HCM lại sắp thất nghiệp

Bích Thủy - 12/06/2020 13:44 (GMT+7)

(VNF) - Cả nước đang bước vào trạng thái bình thường mới, nhưng hàng ngàn người lao động trong các công ty tại TP. HCM lại đứng trước nguy cơ mất việc làm do doanh nghiệp không có đơn hàng từ nước ngoài. Thị trường xuất khẩu chưa kết nối đã buộc các đơn vị này phải cắt giảm nhân sự.

VNF
Hàng ngàn người lao động TP.HCM bị mất việc

Tiếp tục mất việc

Theo công đoàn của Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, công ty này dự kiến cắt giảm khoảng 6.000 lao động, tương đương 10% nhân sự. Quá trình cắt giảm dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng 3 tháng, chia làm 2 đợt. Nguyên nhân khiến Pouyuen phải cắt giảm nhân sự là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong 3 tháng qua, Pouyen liên tục bị giảm đơn hàng. Trong tháng 6, lượng đơn hàng giảm đến 50% và tỷ lệ này còn cao hơn trong quý III/2020.

Không những vậy, Pouyuen hiện còn chưa có đơn đặt hàng nào cho quý IV/2020. Do đó, những người lao động bị cắt giảm việc làm sẽ thuộc các bộ phận không có đơn đặt hàng.

Ảnh minh họa 

Công ty PouYuen Việt Nam có quy mô rất lớn với khoảng gần 70.000 lao động, làm việc 3 ca (có ca đêm), hằng ngày trên 800 xe đưa đón công nhân.

Trước khi Pouyuen cắt giảm nhân sự, một doanh nghiệp khác trong ngành dệt may là da giày Huê Phong cũng chịu ảnh hưởng từ Covid-19 và có động thái tương tự. Theo ban lãnh đạo công ty, tuy đã cố gắng duy trì sản xuất đến hết tháng 4/2020, nhưng công ty vẫn không có nguyên vật liệu, không ký được đơn hàng nên buộc phải thu hẹp sản xuất, dẫn đến việc cắt giảm 2.222 lao động từ ngày 16/6.

Theo UBND TP.HCM, từ đầu năm 2020 đến nay, do diễn biến của dịch Covid-19 hết sức phức tạp, hầu hết loại hình doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, rất nhiều người lao động phải nghỉ việc không hưởng lương, thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, thậm chí bị mất việc làm.

Theo thống kê sơ bộ đến ngày 14/4/2020, trên địa bàn thành phố có 101.982 người lao động trong các doanh nghiệp phải nghỉ việc không hưởng lương, thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Tính đến ngày 18/5/2020, trên địa bàn thành phố có 6.939 doanh nghiệp rà soát, điều chỉnh thang lương, bảng lương và gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, Ban quản lý khu công nghệ cao TP. HCM để giám sát theo quy định.

75% doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân sự

Khảo sát của VietnamWorks với 400 doanh nghiệp và 3.400 người tìm việc mới đây cũng cho thấy trong dịch bệnh và sau giãn cách xã hội, có gần 60% doanh nghiệp thể hiện đủ năng lực để duy trì và tiếp tục phát triển kinh doanh

Đặc biệt, nhóm chịu tổn thương do Covid-19 chiếm 40%, trong đó 30% doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự để duy trì qua cơn khủng hoảng, 10% các công ty chọn cắt giảm vừa nhân sự lẫn lương, phúc lợi.

Công ty Talentnet chuyên về tư vấn chiến lược và giải pháp nhân sự vừa công bố khảo sát nhanh về cách nhìn nhận và đối ứng của các doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19. Khảo sát tiến hành đối với 172 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề và tiến hành từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/2020.

Theo khảo sát của Talentnet, nếu tình hình kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn vì Covid-19 thì 75% doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí nhân sự, 25% còn lại không giảm tài chính dành cho nhân sự. Báo cáo này cho biết 54% công ty chọn trả lương theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nếu doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc tạm thời do không đủ khối lượng công việc;

19% công ty chọn trả 100% lương theo hợp đồng lao động hiện tại và yêu cầu nhân viên lấy phép năm những ngày không làm việc; 17% công ty có phương án khác kết hợp nhiều cách trên hoặc thương lượng theo từng trường hợp cụ thể; 9% sẽ trả 100% lương theo hợp đồng lao động hiện tại và không trừ phép.

Ảnh minh họa

Mỗi ngành có mức độ cắt giảm nhân sự khác nhau, chẳng hạn như ngành hàng tiêu dùng sẽ cắt giảm chủ yếu dưới 10% trong khi ngành sản xuất dự kiến có thể cắt giảm tới 20% đến 30%.

Theo Talentnet, 90% doanh nghiệp đã chọn các biện pháp sau để đạt hiệu quả khi làm việc từ xa, trong khi đó 10% doanh nghiệp chọn cách gắn kết nối bằng bằng hình thức tăng cường truyền thông nội bộ từ lãnh đạo cấp cao: tổ chức họp toàn công ty, đưa ra thông điệp hàng tuần để cập nhật tình hình, động viên nhân viên; tổ chức các hoạt động thi đua thể dục thể thao, bình chọn người có thành tích tốt; góc làm việc sáng tạo; sáng kiến làm việc tại nhà hiệu quả; tập thể dục buổi sáng; giờ "Happy Hour" trực tuyến…

Theo Hiệp hội Dệt may, đây là một ngành phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Dịch bệnh khiến nhu cầu sụt giảm cùng tình trạng đóng cửa của các thị trường lớn làm cho số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm khoảng 25% trong tháng 4 và hơn 30% trong tháng 5.

Đề xuất từ chính quyền TP.HCM

Để triển khai hiệu quả quy định về tiền lương tối thiểu vùng, UBND TP vừa kiến nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp cũng như người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

TP cũng kiến nghị tăng cường tập huấn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật về lao động để nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác lao động, tiền lương và cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp; quy định thời hạn để doanh nghiệp thực hiện xây dựng và gửi thang lương, bảng lương, tránh trường hợp doanh nghiệp chỉ thực hiện khi có thông báo các cơ quan chức năng kiểm tra hoặc khi cần thực hiện các thủ tục để được hưởng chế độ; công tác truyền thông về việc tăng lương tối thiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng phải đúng thời điểm, rõ ràng, chính thức nhằm tránh gây những hiểu lầm từ phía người lao động và người sử dụng lao động.

Khi công bố tăng mức lương tối thiểu, Chính phủ cần có chính sách kiểm soát chỉ số giá và lạm phát, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu như: sữa, xăng dầu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống của người lao động. Mặt khác, cần ban hành và công bố sớm để cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương tổ chức tốt việc triển khai thực hiện.

Về phân vùng áp dụng mức lương tối thiểu vùng trên địa bàn TP, UBND TP thống nhất giữ nguyên phân vùng áp dụng mức lương tối thiểu vùng như hiện nay. Cụ thể, các quận và 4 huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè) thuộc vùng I; riêng huyện Cần Giờ thuộc vùng II.

Việc giữ nguyên phân vùng như hiện nay nhằm thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn huyện, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương (hiện trên địa bàn huyện có khoảng 327 doanh nghiệp); đồng thời tạo sự hài hòa lợi ích giữa chủ sử dụng lao động (doanh nghiệp) với người lao động trong thỏa thuận tiền lương, khuyến khích người sử dụng lao động thuộc các hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp. Giá cả sinh hoạt và mức sống đa số nhân dân trên địa bàn huyện còn thấp so với các quận, huyện còn lại của TP.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

(VNF) - Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

(VNF) - Chủ tịch Đỗ Quang Vinh nhấn mạnh việc SHS tăng vốn là để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đầu tư vào năm 2030. Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng đạt lợi nhuận khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng vào năm 2025, đồng thời chia cổ tức bằng tiền mặt.

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

(VNF) - Ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5, thay thế cho cựu Thủ tướng Lý Hiển Long, người đã nắm giữ chức vụ này trong vòng 20 năm.

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

(VNF) - Năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022.

 '148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

'148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

(VNF) - Theo Chủ tịch HoREA, trong năm 2024, thị trường bất động sản TP. HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc “neo giá cao”.

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

(VNF) - Trong nhiều thập kỷ, các công ty phương Tây đã kiếm bộn tiền nhờ đặt cược vào thị trường tỷ dân của Trung Quốc. Nhưng giờ đây, kinh tế suy thoái và cuộc chiến giá cả nổ ra đã khiến những vụ đặt cược trở nên mạo hiểm hơn bao giờ hết.

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

(VNF) - Cổ phiếu VNS đã ghi nhận mức thanh khoản "khủng" trong phiên 14/5 khi khớp lệnh hơn 2,7 triệu cổ phiếu. Trong đó, khối lượng bán ra của khối ngoại lên tới hơn 2 triệu đơn vị.