Chưa có cơ chế chính thức, ngân hàng vẫn chủ động hỗ trợ doanh nghiệp

Vân Linh - 10/03/2020 08:04 (GMT+7)

Ngân hàng đang chờ văn bản hướng dẫn chi tiết trong dự thảo Thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm nhanh chóng triển khai chính sách hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi Covid-19.

VNF
(Ảnh minh họa)

Phó tổng giám đốc một ngân hàng tư nhân cho hay, ngân hàng ông đang thống kê con số dư nợ của khách hàng thiệt hại bởi dịch để có chính sách hỗ trợ phù hợp. Tuy nhiên, cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết trong dự thảo thông tư của NHNN để làm cơ sở hỗ trợ.

Điều này càng được các ngân hàng có vốn nhà nước quan tâm nhiều hơn để tránh những phát sinh không mong muốn sau này. Các ngân hàng cho hay, dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ngày càng tăng, song vẫn sẵn sàng giảm lãi vay cho khách hàng.

Chẳng hạn, tại Viet Capital Bank, khoảng 20% tổng dư nợ cho vay khách hàng có khả năng bị ảnh hưởng bởi dịch.

Ông Ngô Quang Trung, Tổng giám đốc Viet Capital Bank cho hay, tác động trước mắt của dịch bệnh khiến doanh thu, thu nhập và dòng tiền trong ngắn hạn của khách hàng bị ảnh hưởng, nên giai đoạn này Ngân hàng quan tâm nhiều đến vấn đề cơ cấu lại nợ hơn là cho vay mới.

Với Eximbank, trong 3 tuần đầu tháng 2/2020, ngân hàng này đã xác định hơn 4.000 tỷ đồng dư nợ cho vay thuộc nhóm khách hàng bị ảnh hưởng ở các ngành hàng không, du lịch, khách sạn.

Song, việc dịch bệnh Covid-19 ngày càng lan rộng sang nhiều ngành nghề khác nên có thể đẩy dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch tại Eximbank lên gấp đôi.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.

Đến nay, có 23 tổ chức tín dụng (TCTD) báo cáo lên NHNN, ước tính có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm 14,27% trên tổng dư nợ của các TCTD này và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống, trong đó nhiều ngành chịu ảnh hưởng lớn như nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản, xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…

Trước đó, nhiều TCTD đã có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Đơn cử, Eximbank đã giảm thêm lãi vay 0,5-1%/năm tùy theo đối tượng khách hàng, ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp.

OCB “gỡ khó mùa dịch” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi cho vay tín chấp đến 1 tỷ đồng, hoặc vay bổ sung vốn lưu động với tỷ lệ cho vay lên đến 85% giá trị tài sản bảo đảm với điều kiện xét tín dụng mở hơn.

Nam A Bank triển khai chương trình “Chung sức khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng từ dịch Corona”, với lãi suất giảm thêm 0,5%/năm so với biểu lãi suất cho vay hiện hành đối với các loại tiền VND, USD.

Cùng chung tay, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng để giúp các TCTD giảm chi phí, hạ lãi suất, qua đó gián tiếp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp.

Chiều ngày 6/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Theo đó, Thủ tướng giao NHNN chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng); chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất chính sách tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch, báo cáo Thủ tướng trong tháng 3/2019; tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công; trình ngay Thủ tướng quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money).

Xem thêm >> Chủ tịch UBCKNN mong nhà đầu tư tin vào nội lực nền kinh tế, tránh bán tháo không cần thiết

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

(VNF) - Ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5, thay thế cho cựu Thủ tướng Lý Hiển Long, người đã nắm giữ chức vụ này trong vòng 20 năm.

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

(VNF) - Năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022.

 '148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

'148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

(VNF) - Theo Chủ tịch HoREA, trong năm 2024, thị trường bất động sản TP. HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc “neo giá cao”.

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

(VNF) - Trong nhiều thập kỷ, các công ty phương Tây đã kiếm bộn tiền nhờ đặt cược vào thị trường tỷ dân của Trung Quốc. Nhưng giờ đây, kinh tế suy thoái và cuộc chiến giá cả nổ ra đã khiến những vụ đặt cược trở nên mạo hiểm hơn bao giờ hết.

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

(VNF) - Cổ phiếu VNS đã ghi nhận mức thanh khoản "khủng" trong phiên 14/5 khi khớp lệnh hơn 2,7 triệu cổ phiếu. Trong đó, khối lượng bán ra của khối ngoại lên tới hơn 2 triệu đơn vị.

Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm

Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Sau hơn 1 năm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship – VSC), ông Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm.

Đang thua lỗ, BOT cầu Thái Hà tố bị 'vi phạm quyền lợi'

Đang thua lỗ, BOT cầu Thái Hà tố bị 'vi phạm quyền lợi'

(VNF) - Thua lỗ liên tiếp nhiều năm, phải đề xuất nhà nước dùng ngân sách giải cứu, BOT cầu Thái Hà tiếp tục kêu khó khi Cục Đường Bộ Việt Nam chấp thuận cấp phép đấu nối tạm thời có thời hạn vào dự án do nhà đầu tư đang vận hành, việc này được cho là “vi phạm quyền lợi” đối với nhà đầu tư BOT.

Sự thật về cụ bà ăn xin đựng tiền trong bao tải ở Nam Định

Sự thật về cụ bà ăn xin đựng tiền trong bao tải ở Nam Định

(VNF) - Theo lãnh đạo UBND xã Xuân Hồng, những tin đồn trên mạng về cụ Nhâm hoàn toàn sai sự thật.