ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: ‘Đã là tài sản công thì vài nghìn USD cũng phải kiểm soát chứ đừng nói 10.000 tỷ’

Thụy Khanh - 28/05/2019 18:17 (GMT+7)

(VNF) – Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu như vậy khi cho ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại nghị trường hôm nay (28/5).

VNF
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa

Một trong những vấn đề của dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi là nên hay không nên nới quy mô vốn đối với dự án quan trọng quốc gia.

Theo đó, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đang để ngỏ 2 phương án: giữ nguyên tiêu chí hiện hành (10.000 tỷ đồng trở lên là dự án trọng điểm quốc gia) và điều chỉnh tiêu chí (nâng lên 20.000 tỷ đồng).

Phát biểu về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng Quốc hội phải kiểm soát dự án đầu tư quan trọng quốc gia ở mức 10.000 tỷ đồng.

“Lý do để chúng ta làm điều đó là vấn đề kiểm soát nợ công và thâm hụt ngân sách càng ngày càng quan trọng. Đã đụng tới tài sản công, ngân sách nhà nước thì ở nhiều quốc gia thì vài nghìn, vài chục nghìn, vài triệu USD cũng là cực kỳ quan trọng, phải kiểm soát chặt chẽ chứ đừng nói là 10.000 tỷ”, ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa dẫn ví dụ: “Khi Tổng thống Mỹ quyết định giải cứu ngân hàng trong thời kỳ bị khủng hoảng, ông nói rằng khi đã dùng tiền ngân sách để giải cứu thì ‘tôi bảo đảm bảo rằng đồng bào có thể kiểm tra từng đồng đôla của gói giải cứu xem đó xem nó được sử dụng như thế nào’.

“Chúng ta phải tăng cường kiểm soát tài sản công và đầu tư công đi theo hướng này, đó là một hướng tiến bộ và hết sức cần thiết. Do đó, chúng tôi ủng hộ việc giữ nguyên như thế, tức là 10.000 tỷ và Quốc hội cũng phải kiểm soát luôn danh mục đầu tư công”, ông Nghĩa đề nghị.

Cùng chung quan điểm với ông Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) cho rằng không nên điều chỉnh quy mô vốn của dự án quan trọng quốc gia.

“Việc lý giải mức vốn 10.000 tỷ hiện nay là bất cập sau đó tính đến trượt giá, tăng trưởng, dự báo cho tương lai để lên 20.000 tỷ là không thuyết phục”.

“Quốc hội khóa XIII, khóa XIV chỉ có hai dự án trình Quốc hội. Một quốc gia đang phát triển mà một năm có hai dự án là quá ít, điều chỉnh tăng lên 20.000 tỷ có thể sẽ không còn dự án nào trình Quốc hội. Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước mà Quốc hội không điều chỉnh dự án nào là bất hợp lý”, ông Hàm nói.

Tuy vậy, trong Quốc hội cũng có ý kiến đồng tình với đề xuất xin nới quy mô vốn. Đơn cử, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa) cho rằng việc điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn biến động giá cả và quy mô dự án là cần thiết.

“Sau 4 năm thực hiện Luật Đầu tư công, chỉ số CPI đã tăng khoảng 15%, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế GDP bình quân giai đoạn 2014-2018 đã tăng khoảng 6,55%/năm. So với thời điểm năm 2014, GDP 2018 tăng trưởng 37%. Quy mô các dự án đầu tư công cũng lớn hơn. Tổng mức tăng thêm của cả tăng trưởng kinh tế và tăng giá khoảng 52%, do đó có thể điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án tăng lên 1,5 lần mức quy định tại Luật Đầu tư công hiện hành.

“Tuy nhiên để đảm bảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) sau khi thông qua sẽ được áp dụng dài hạn, đề nghị điều chỉnh mức vốn đầu tư của các dự án quan trọng quốc gia tăng so với quy định hiện hành khoảng 20.000 tỷ đồng. Tương tự với các dự án nhóm A, B, C, đề nghị tăng gấp 2 lần so với mức quy định hiện hành thể hiện tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 của dự thảo luật mới”, đại biểu Thịnh nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

(VNF) - Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh áp lực dòng tiền vẫn chưa vơi với doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng chục triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng chục triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

(VNF) - Quyền sở hữu nhà vẫn là một mục tiêu ngày càng khó đạt được đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt trong bối cảnh chung cư “một mình một ngựa” thẳng tiến với tốc độ tăng giá đáng sợ.

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Tín Trung (68 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - Resco) và 7 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

(VNF) - Các trái chủ nước ngoài đã tạm dừng thanh toán nợ của Ukraine vào năm 2022, nhưng sự kiên nhẫn của họ được cho là đã cạn kiệt. Theo tờ Wall Street Journal, một số chủ sở hữu trái phiếu cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để trả nợ cho Ukraine.

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh có phần kém tích cực trong quý I/2024 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.