Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nhận định trên được ông Nguyễn Đình Cung nêu tại Tọa đàm Đối thoại chính sách "Sửa đổi Luật Đầu tư công - Bàn luận từ những góc nhìn đa chiều" được tổ chức tại trường đại học Kinh tế quốc dân hôm nay (8/5).
Theo đó, ông Cung cho rằng Luật Đầu tư công hiện nay chưa giải quyết được vấn đề nâng cao hiệu quả đầu tư công và đầu tư Nhà nước nếu chỉ chuyển từ Chính phủ quyết sang Quốc hội quyết hay ngược lại.
Bên cạnh đó, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công cũng khiến ngân sách nhà nước (NSNN) có tiền nhưng không tiêu được, trong khi nhiều công trình lại phải chờ vốn.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cho thấy, có rất nhiều cơ quan giải ngân chưa đạt 50% kế hoạch năm.
Hơn nữa, theo PGS. TS. Phạm Văn Hùng, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khó khăn cũng tồn tại trong khâu thẩm định và phê duyệt nguồn vốn đầu tư cho dự án.
Cụ thể, theo Luật đầu tư công, dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư mới được bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn, trong khi thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn lại là điều kiện bắt buộc để ra quyết định chủ trương đầu tư.
Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Kế Tuấn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho hay, với tư cách một công dân, một cử tri, đối tượng được thụ hưởng trực tiếp từ đầu tư công và cũng phải chịu hệ lụy tiêu cực của nó, thì người dân không quan tâm tốc độ giải ngân nhanh hay chậm, nhiều hay ít mà quan tâm hiệu quả nó mang lại như thế nào. Đây mới là vấn đề gây bức xúc trong xã hội.
“Từ khi có luật đầu tư công, còn tồn tại hay không việc vốn đầu tư phân tán, còn cơ chế xin cho, chạy dự án, chạy vốn hay không? Chất lượng của các dự án đầu tư công ra sao?”, ông Tuấn đặt câu hỏi.
Theo đó, để trả lời câu hỏi này, ông Tuấn lấy dẫn chứng về tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông với số vốn vay từ hơn 500 triệu đến hơn 800 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2013 và trả lời còn 1% nữa thôi là đi vào hoạt động nhưng không biết 1% này đến bao giờ mới xong?.
“Thêm nữa, Hà Nội trước đây có dự án lát lại vỉa hè có tuổi thọ lên đến vài trăm năm nhưng ngay sau mấy tháng đã nát vụn”, giáo sư này nêu rõ.
Do đó, một số chuyên gia tại buổi tọa đàm cho rằng, để tránh tình trạng này, nên bảo đảm phân bổ sử dụng đầu tư công có hiệu quả, mà tiêu chí đánh giá hiệu quả là mục tiêu kinh tế xã hội được xác định trong kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là yêu cầu hàng đầu để hạn chế đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, phải xóa bỏ cơ chế xin cho, xóa quan điểm cục bộ địa phương trong đầu tư công.
Thêm nữa, theo ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, phải xóa thủ tục phiền hà trong các khâu đầu tư công, nói cách khác là xóa tận gốc tham nhũng, những nhiễu có thể xảy ra trong quá trình đầu tư công.
“Ngoài ra, nên xác định và xử lý nghiêm trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong từng khâu của đầu tư công. Ví dụ khâu thẩm định, tổ chức thực hiện, chọn nhà thầu có lỗi thì phải chịu trách nhiệm chứ không được đổ cho “cả làng”, đổ cho khách quan”, ông Tuấn nói thêm.
Đồng tình với ông Tuấn, PGS. TS. Ngô Doãn Vịnh, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết nên có chế tài để quản lý người ra quyết định, người có trách nhiệm cao nhất trong đầu tư công.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.