Dọn đường cổ phần hóa giai đoạn tới

Hàn Tín - 05/11/2020 14:32 (GMT+7)

Trước thực tế tiến độ cổ phần hóa không hoàn thành kế hoạch, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2017/NĐ-CP để đẩy mạnh cổ phần hóa giai đoạn 2021-2025.

VNF
Rất khó để xác định giá trị văn hóa, lịch sử khi cổ phần hóa. Trong ảnh: Tràng Tiền Plaza. Ảnh: Đức Thanh

Nhận diện khó khăn, vướng mắc

Theo kế hoạch, giai đoạn 2016-2020 phải cổ phần hóa tối thiểu 128 doanh nghiệp nhà nước, nhưng đến thời điểm này, mới chỉ hoàn thành được 28% kế hoạch (37/128 đơn vị).

Thậm chí, trong 10 tháng của năm 2020 chỉ cổ phần hóa được đúng 1/91 doanh nghiệp theo kế hoạch năm 2020. Chỉ còn gần 2 tháng nữa là kết thúc năm 2020, có thể khẳng định, kế hoạch cổ phần hóa (về số lượng doanh nghiệp) đã thất bại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kế hoạch cổ phần hóa thất bại, trong đó nguyên nhân quan trọng là một số cơ chế, chính sách được quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP (Nghị định 126) về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (chính sách về đất đai và xác định giá trị doanh nghiệp) còn nhiều bất cập.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, vướng mắc về đất đai làm cản trở đến tiến trình cổ phần hóa có thể kể đến là tình trạng nhiều doanh nghiệp chỉ đến khi cổ phần hóa mới sắp xếp, xử lý đất đai; còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên liên quan, giữa chủ sở hữu với các địa phương trong việc rà soát, sắp xếp, xử lý đất đai; nhiều vướng mắc phát sinh liên quan đến đất đai chậm được giải quyết dứt điểm; vẫn còn hiện tượng né tránh trách nhiệm trong xem xét, xử lý tồn tại, thiếu sót trong thực hiện sắp xếp, xử lý nhà, đất tại các doanh nghiệp nhà nước.

Vẫn theo ông Dũng, nhiều doanh nghiệp chưa nghiêm túc thực hiện quy định về đăng ký biến động đất đai; lập hồ sơ giao, thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khi lập và trình duyệt phương án sử dụng đất đã phát hiện một số doanh nghiệp sử dụng đất kém hiệu quả, không đúng mục đích, cho thuê lại quyền sử dụng đất...

Giải thích rõ hơn về các vướng mắc liên quan đến đất đai kể trên, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, “hồ sơ, lý lịch” rất nhiều mảnh đất mà doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng rất phức tạp, có những mảnh đất được cấp sổ đỏ, nhưng diện tích trên sổ đỏ và diện tích thực tế vênh nhau rất lớn; có những mảnh đất giao cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng, nhưng chưa làm thủ tục pháp lý về đất đai; có những mảnh đất đang xảy ra tranh chấp, lấn chiếm; nhiều mảnh đất đã được doanh nghiệp tự ý chuyển mục đích sử dụng và không ít diện tích bị doanh nghiệp cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định.

“Theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, tất cả cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước phải hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với tài sản công được giao quản lý, sử dụng. Đối với đất đai, nếu hoàn thiện hồ sơ pháp lý thì sẽ có không ít doanh nghiệp “lòi ra” hàng loạt diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết...

Theo quy định, những diện tích đất này buộc phải trả lại Nhà nước, nên không ai muốn hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai, dẫn đến không có phương án sử dụng đất và không thể cổ phần hóa được”, ông Tiến giải thích.

Cũng theo ông Tiến, hiện có không ít diện tích đất lấn chiếm đang sử dụng đúng mục đích của ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính, nhưng doanh nghiệp cũng không muốn làm sổ đỏ chính tên, chính chủ, vì khi xác lập lại quyền sử dụng đất sẽ phải nộp tiền chuyển mục đích sử dụng theo giá thị trường.

“Chưa kể, nhiều doanh nghiệp hoạt động bết bát, nhưng thu nhập lại rất cao vì chủ yếu là cho thuê đất, bây giờ bắt họ phải xây dựng phương án sử dụng đất, phần đất nào sử dụng không đúng mục đích phải trả lại Nhà nước nên không ai muốn làm”, ông Tiến nói thêm.

Giá trị lịch sử, văn hóa khó có thể quy thành tiền

Một bất cập lớn nữa trong Nghị định 126 là quy định xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm cả giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại,  chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên truyền, quảng bá...

Đối với một số doanh nghiệp đặc thù, cơ quan tư vấn xác định và báo cáo đại diện chủ sở hữu quyết định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống.

Sự kiện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam bị thất bại đã cho thấy việc xác định yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống trong xác định giá trị thương hiệu khi cổ phần hóa không khả thi. Không chỉ có Hãng phim truyện Việt Nam bị thất bại khi cổ phần hóa liên quan đến xác định giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống, mà Công ty TNHH Tràng Tiền (Tràng Tiền Plaza) cũng trong hoàn cảnh tương tự.

Theo kế hoạch thì trong tháng 5/2018, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) phải hoàn thành xác định giá trị doanh nghiệp của Tràng Tiền Plaza để tiến hành cổ phần hóa. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị thất bại, bởi khó xác định giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp này.

Khi sửa đổi Nghị định 126/20017/NĐ-CP sẽ bổ sung điều kiện cổ phần hóa là phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt. Với yêu cầu này, bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại phương án sử dụng đất, nếu không thực hiện thì đại diện chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm, bị xử lý theo các quy định của pháp luật về công chức, viên chức.

“Rất nhiều doanh nghiệp được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý, nhưng đó chỉ là giá trị về mặt tinh thần, còn giá trị quy thành tiền, cụ thể ở đây là xác định giá trị doanh nghiệp rất phức tạp và chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều doanh nghiệp không thể cổ phần hóa được”, ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc SCIC cho biết.

Cũng theo ông Thành, với những doanh nghiệp có nhiều bề dày lịch sử, văn hóa, truyền thống, là biểu tượng của địa phương, bộ, ngành, lĩnh vực như Tràng Tiền Plaza, Hãng phim truyện Việt Nam… hoặc là Nhà nước tiếp tục giữ lại, hoặc là để thị trường định giá.

Ông Đặng Quyết Tiến cũng thừa nhận, việc quyết định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống đối với những doanh nghiệp đặc thù rất phức tạp, chính vì vậy, Nghị định 126 mới quy định giao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu xác định trên cơ sở của cơ quan tư vấn.

“Nếu chủ sở hữu là tư nhân thì vấn đề này rất dễ. Tư vấn giá trị lịch sử, văn hóa là 5 đồng, nhưng chủ sở hữu vẫn quyết 10 đồng hoặc 3 đồng, khi ra thị trường, nhà đầu tư là người quyết định, có thể họ trả 13-15 đồng, có thể chỉ có 2-3 đồng, thậm chí không đồng. Nhưng cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp không dám quyết định giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống của doanh nghiệp, vì khi ra thị trường, giá trị này thay đổi rất nhiều so với giá tư vấn và họ là người phải chịu trách nhiệm, nên giải pháp an toàn là… không quyết”, ông Tiến nói.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(VNF) - Phương thức tạo mã xác thực giao dịch Smart OTP là giải pháp bảo mật hữu hiệu nhất giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến an toàn và thuận tiện hơn.

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

(VNF) - Từ ngày 27/5/2024 đến 9h ngày 17/6/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) cho biết chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 1.

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

(VNF) - Cùng với sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược Sun Group, “thủ phủ du lịch miền Bắc” – Sầm Sơn sẽ là nơi hút trọn khách du lịch vui chơi suốt ngày đêm.

Sunshine Sky City cất nóc toà S4

Sunshine Sky City cất nóc toà S4

(VNF) - Ngày 11/5/2024, Sunshine Group và tổng thầu xây dựng SCG đã tổ chức thành công lễ cất nóc toà S4 dự án Sunshine Sky City. Cùng với kế hoạch chuẩn bị cất nóc 2 toà tiếp theo (S2 - tháng 6 và S3 - tháng 7), đây là những cột mốc thực tế ghi nhận thành quả tiến độ đã trở thành “điểm sáng thi công” của dự án tại TP. HCM trong suốt thời gian qua.

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

(VNF) - Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng (TCTD), tránh trường hợp TCTD tăng vốn khi công ty con, công ty liên kết đang hoạt động kém hiệu quả, cơ quan quản lý yêu cầu TCTD phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

(VNF) - Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

(VNF) - Chủ tịch Đỗ Quang Vinh nhấn mạnh việc SHS tăng vốn là để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đầu tư vào năm 2030. Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng đạt lợi nhuận khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng vào năm 2025, đồng thời chia cổ tức bằng tiền mặt.

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.