Giải mã cổ phiếu Techcombank

Hải Lý - 09/11/2020 17:08 (GMT+7)

Không chỉ ảnh hưởng tới chỉ số VN-Index và VN30, TCB của Techcombank còn trở thành một cổ phiếu “thế lực” trên sàn, có tính định hướng dòng cổ phiếu ngân hàng và cả thị trường. Tất cả các công ty chứng khoán đều cung cấp hạn mức giao dịch ký quỹ tối đa 50% cho TCB. Vậy TCB chứa đựng gì trong nó?

VNF
Thị giá TCB cứ lên như “diều gặp gió”.

Từ đầu tháng 10/2020 đến nay, cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - TCB) luôn giao dịch với khối lượng thường trực lớn, khớp lệnh lên tới hàng chục triệu đơn vị/ngày. Nếu tính cả giao dịch thỏa thuận, tổng khối lượng khớp còn tầm cỡ hơn.

Chỉ riêng trong tháng 10, thị trường được chứng kiến sáu phiên TCB có giá trị giao dịch thỏa thuận hàng trăm tỷ đồng/ngày, tổng cộng trên 1.500 tỷ đồng. Không có cổ phiếu nào thời gian qua đủ sức cạnh tranh với TCB về khối lượng giao dịch trong ngày, trong tuần và trong tháng.

Đường dài mới biết ngựa hay

Techcombank lên sàn tháng 6/2018 và đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên ở mức 102.400 đồng/cổ phiếu. Đấy là mức giá mà gần như không một nhà đầu tư nào còn dám “mơ tưởng” sau đợt “gãy vụn” của cổ phiếu ngân hàng năm 2008. Tuy nhiên nó vẫn xảy ra.

Đáng nói hơn, trước khi niêm yết, Techcombank đã có một đợt phát hành cho các đối tác nước ngoài với mức giá 143.000 đồng/cổ phiếu, tương đương 47.666 đồng/cổ phiếu sau chia thưởng cổ phiếu. Các đối tác nước ngoài tham gia đợt phát hành này (hoặc đã cắt lỗ hoặc vẫn còn đang nắm giữ) sau đó đều ghi nhận sự thua lỗ 40-50% cho phi vụ đầu tư vào TCB.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, cuối tháng 3/2020 thị giá TCB về sát 15.000 đồng/cổ phiếu. Nửa năm sau, TCB giao dịch không có gì nổi bật, lên xuống theo thị trường chung và chỉ thực sự bùng nổ lên quanh 24.000-25.000 đồng/cổ phiếu trong tháng 10. Nhiều nhà quan sát đã ngỡ ngàng khi nhìn TCB biến động như vậy, bởi với 3,57 tỉ cổ phiếu đang lưu hành, bất kỳ sự thăng trầm nào của TCB cũng đều cần khối lượng tiền rất lớn mua vào bán ra.

TCB sẽ mãi chỉ là cổ phiếu “lặng sóng” nếu nó không lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư F0. Trong khi các nhà đầu tư thế hệ cũ (tạm gọi “nhà đầu tư truyền thống”), những người đã trải qua cuộc khủng hoảng 2008 và đi qua một thập kỷ thoái trào của chứng khoán, nhìn TCB với ánh mắt thận trọng, thì thế hệ nhà đầu tư F0 thiên về đặt TCB trong bối cảnh hiện tại.

Một nhà đầu tư truyền thống nhưng đã nhanh chóng hội nhập với xu hướng đầu tư F0 nhận xét phải đánh giá cổ phiếu ngân hàng trong tiến trình 10 năm để thấy “đường dài mới biết ngựa hay”. Đồ thị biến động giá cổ phiếu chỉ ra trong một thập kỷ qua, cổ phiếu Vietcombank (VCB) tăng 560%; Ngân hàng Quân đội (MBB) tăng 350%; VietinBank (CTG) và ACB tăng hơn 300%, chỉ Sacombank (STB) gần như không tăng.

Câu chuyện còn lại của TCB nằm ở việc liệu các nhà đầu tư F0 sẵn sàng và trường kỳ rót tiền vào cổ phiếu này và liệu hành động của họ có thu hút được các nhà đầu tư cũ tham gia?

Cổ phiếu TCB của Techcombank suốt năm 2016 giao dịch trên thị trường OTC trong vùng 10.000-15.000 đồng. Thậm chí đầu năm 2017, trước thềm họp đại hội đồng cổ đông thường niên, giới đầu tư vẫn còn mua bán TCB với giá đâu đó 13.000-14.000 đồng/cổ phiếu.

Bất ngờ từ sau đại hội đồng cổ đông thường niên, thị giá TCB cứ lên như “diều gặp gió”. So với giá hiện nay, trong vòng bốn năm 2017-2020, giá TCB tăng mạnh. Các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu TCB năm 2017, bây giờ bán ra mức nào cũng có lời.

Xung đột quan điểm đầu tư đi về đâu?

VN-Index từ đáy tháng 3 do dịch Covid-19 đến ngày 2/11/2020 tăng 44%. Cùng thời gian trên TCB tăng 40%, vẫn thấp hơn sự phục hồi của VN-Index, nằm trong tình trạng chung của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Với các nhà đầu tư F0, cổ phiếu ngân hàng đang bị định giá thấp. Chỉ một phần nhà đầu tư truyền thống chia sẻ quan điểm này.

Techcombank, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020, vào cuối tháng 9/2020 có tổng tài sản 401.461 tỷ đồng; dư nợ 228.668 tỷ đồng; huy động 252.572 tỷ đồng; tỷ lệ cho vay/huy động 90,5%, cao hơn mức quy định chung của ngành. Nếu tính cả phát hành giấy tờ có giá trị giá 22.789 tỷ đồng thì tỷ lệ cho vay/huy động tụt xuống 83%. Techcombank hiện có 29.500 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối và giá trị sổ sách của Techcombank xấp xỉ 20.000 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý, ở trang 31, Techcombank có 54.445 tỷ đồng trái phiếu do các tổ chức kinh tế phát hành. Phần thuyết minh tuy không nói rõ, nhưng có thể hiểu ngân hàng đang nắm giữ số trái phiếu doanh nghiệp trị giá nói trên. Theo quy định, trái phiếu doanh nghiệp cũng được tính vào tín dụng của các ngân hàng.

Điều này đồng nghĩa tổng dư nợ tín dụng của Techcombank trên tổng nguồn huy động khá cao. Có ý kiến cho rằng mua trái phiếu của các tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận trái phiếu của các tổ chức kinh tế có độ rủi ro cao hơn hẳn cho vay thông thường dù là cho vay cá nhân hay doanh nghiệp.

Ngoài ra, ở phần “các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán hợp nhất” trong mục “nghĩa vụ nợ tiềm ẩn” có “các cam kết khác” lên tới 136.225 tỷ đồng, nhưng không có thuyết minh cụ thể là các cam kết gì.

Trên nền báo cáo tài chính này, Techcombank công bố lợi nhuận trước thuế chín tháng đầu năm đạt 10.711 tỷ đồng. Quy mô tổng thể của Techcombank chưa thể so sánh với các ngân hàng quốc doanh và nửa quốc doanh, song lợi nhuận của Techcombank lại đang cao hơn VietinBank, BIDV và dẫn đầu khối tổ chức tín dụng cổ phần.

Những nhà đầu tư F0 có lẽ không thật sự hiểu hết ngọn ngành thăng trầm của hoạt động ngân hàng hơn 10 năm qua, nhất là của từng ngân hàng để so sánh. Cái mà họ nhìn thấy trước mắt là một Techcombank tăng trưởng lợi nhuận ổn định ở mức cao, một ngân hàng có cơ cấu lợi nhuận mảng dịch vụ nên được ghi nhận.

Dường như các nhà đầu tư F0 ưa thích những cổ phiếu có ban lãnh đạo năng nổ, bươn chải để có bằng được lợi nhuận chứ không chỉ đơn thuần chống chọi thành công với thử thách của môi trường kinh doanh bị biến đổi vì dịch bệnh.

Câu chuyện còn lại của Techcombank nằm ở việc liệu các nhà đầu tư F0 sẵn sàng và trường kỳ rót tiền vào cổ phiếu này và liệu hành động của họ có thu hút được các nhà đầu tư cũ tham gia? Trong xu hướng phục hồi của chứng khoán, chính các nhà đầu tư truyền thống đã đi theo thế hệ F0 sau một thời gian thận trọng đứng ngoài quan sát thị trường mà không phải ngược lại.

Sự xung đột về quan điểm đầu tư sẽ bị lu mờ nếu thị trường vẫn tiến về phía trước. Tiền rẻ vẫn đang ngập thị trường cả trong và ngoài nước và đang là chất xúc tác cho nhà đầu tư F0. Cuộc chơi của cổ phiếu TCB, vì thế, sẽ cần thêm thời gian để kiểm chứng.

Theo TBKTSG
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 300 tỷ đồng

Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 300 tỷ đồng

(VNF) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can đối với Bùi Thị Ninh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

(VNF) - UBND TP. HCM vừa báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giám sát, đánh giá tổng thể về đầu tư năm 2023.

Kosy: Loạt dự án dang dở, tồn kho lên gần 2.500 tỷ đồng

Kosy: Loạt dự án dang dở, tồn kho lên gần 2.500 tỷ đồng

(VNF) - Triển khai nhiều dự án bất động sản và năng lượng tái tạo lớn, trải dài khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam nhưng tình hình tài chính của Kosy đáng lưu ý khi lượng tồn kho liên tục ở mức cao,hàng nghìn tỷ..

Thiếu vắng nhiều tên tuổi lớn, Vietnam Motor Show 2024 kém hấp dẫn?

Thiếu vắng nhiều tên tuổi lớn, Vietnam Motor Show 2024 kém hấp dẫn?

(VNF) - Sau một năm tạm hoãn, Triển lãm Ô tô Việt Nam - Vietnam Motor Show 2024 sẽ quay trở lại vào tháng 10 tới đây. Đáng chú ý, năm nay nhiều thương hiệu như Mercedes, Lexus, Audi, BMW, Mini, Hyundai hay VinFast không tham dự.

5 năm giá vàng tăng hơn 55 triệu, lộ trình hướng đến 100 triệu/lượng

5 năm giá vàng tăng hơn 55 triệu, lộ trình hướng đến 100 triệu/lượng

(VNF) - Chỉ chưa đầy 5 năm, giá vàng miếng SJC tăng hơn 55 triệu đồng/lượng, hiện vượt mốc 92 triệu đồng/lượng. Với nhu cầu cao còn nguồn cung khan hiếm, ngưỡng 100 triệu đồng của giá vàng miếng SJC được dự báo không còn xa, khi giá vàng thế giới vào nhịp tăng mới.

Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tình chính riêng của Tổng công ty Thép VN – CTCP (VNSTEEL) cho thấy doanh thu quý I/2024 giảm mạnh 77%, lợi nhuận âm hơn 11 tỷ đồng, cùng với đó BHXH nhắc tên vì chậm đóng BHXH hơn 1,1 tỷ đồng.

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn, hơn 22.000 tỷ đồng

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn, hơn 22.000 tỷ đồng

(VNF) - Tổng công ty Điện lực miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính năm 2023 với nguồn doanh thu khủng đạt 48.125 tỷ đồng. Trong khi đó, số nợ phải trả cũng tăng lên trên 22.000 tỷ đồng.

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

(VNF) - Các công ty châu Âu ở Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn trong việc kiếm tiền ở nước này khi tăng trưởng chậm lại và áp lực dư thừa công suất gia tăng, theo một cuộc khảo sát được Phòng thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc công bố ngày 10/5.

Bia Sài Gòn Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội 1,3 tỷ đồng

Bia Sài Gòn Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội 1,3 tỷ đồng

(VNF) - Bia Sài Gòn – Hà Nội (BSH) doanh thu quý I/2024 tăng nhẹ 10,52%, lợi nhuận giảm 22% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, BSH chậm đóng BHXH 2 tháng với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.

BĐS nghỉ dưỡng 'ngủ đông kéo dài': Condotel, shophouse... hiếm khách hỏi mua

BĐS nghỉ dưỡng 'ngủ đông kéo dài': Condotel, shophouse... hiếm khách hỏi mua

(VNF) - Các phân khúc condotel, nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng không ghi nhận nguồn cung mới mở bán trong tháng 4, khiến thị trường vẫn duy trì trạng thái ảm đạm kéo dài.