Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tổng khối lượng thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong kỳ là hơn 43.696 tỷ đồng, chiếm 71,65% so với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 được giao của TP HCM.
Theo UBND TP. HCM, trong kỳ báo cáo này, có hàng trăm dự án trên địa bàn chậm tiến độ.
Số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ là 1.930, trong đó chuyển tiếp 1.676 dự án, khởi công mới 254 dự án. Số dự án chậm tiến độ trong kỳ là 283, trong đó do khâu giải phóng mặt bằng chiếm số lượng lớn với 157 dự án.
Theo UBND TP. HCM, biến động giá vật liệu, bồi thường giải phóng mặt bằng và một số nguyên nhân khác dẫn đến một số dự án chậm tiến độ so với kế hoạch.
Có thể kể đến do thủ tục đầu tư; năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu; bố trí vốn không kịp thời...
Kế hoạch vốn đầu tư công của TP HCM năm 2024 là hơn 79.000 tỷ đồng. Thành phố đã đặt mục tiêu, quyết tâm giải ngân đạt từ 95% trở lên trên tổng số kế hoạch vốn được giao.
UBND TP HCM chỉ đạo các đơn vị, chủ đầu tư thực hiện và hoàn tất việc lập kế hoạch giải ngân, với số liệu chi tiết giải ngân từng dự án theo từng tháng, kèm theo nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện với các mốc thời gian hoàn thành cụ thể. Trongh đó quý I từ 10% trở lên, quý II từ 30% trở lên, quý III từ 70% trở lên và quý IV từ 95% trở lên.
TP. HCM nghiên cứu, triệt để áp dụng các cơ chế đặc thù trong Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố để đẩy nhanh việc xử lý hồ sơ.
Trong năm 2023, tổng số dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công được đưa vào vận hành là 607, gồm 3 dự án nhóm B và 604 dự án nhóm C.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.