Tiêu hết 657.000 tỷ đầu tư công bằng cách nào?

Khánh Vân - 03/03/2024 09:39 (GMT+7)

(VNF) - Động lực tăng trưởng lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam những năm tới là đầu tư và các giải pháp khơi thông đầu tư. Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì việc giải ngân và hấp thụ lượng vốn khổng lồ này là không đơn giản.

VNF
TS. Lê Duy Bình

Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance về vấn đề này, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam nhấn mạnh: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng, khi đầu tư tư nhân vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, đầu tư công sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng để bù đắp cho đầu tư tư nhân. Hậu khủng hoảng, thúc đẩy đầu tư công thường được coi là một trong những công cụ chính sách quan trọng tạo tác động lan tỏa tới các ngành, nghề kinh tế hồi phục và phát triển.

Ngoài việc bù đắp khi đầu tư tư nhân chưa kịp hồi phục đầy đủ, đầu tư công còn có ý nghĩa tạo dựng không gian tăng trưởng mới tại các địa bàn, khu vực địa lý mới, tạo không gian cho kinh tế số, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh hay kinh tế tuần hoàn. Đây là vai trò của đầu tư công mà đầu tư tư nhân chưa thể thay thế, ngay cả khi có những dấu hiệu tích cực từ sự hồi phục của thị trường chứng khoán, bất động sản hay sự gia tăng của tốc độ tăng trưởng của tín dụng đối với nền kinh tế.

Với hiệu ứng lan tỏa, đầu tư công sẽ dẫn dắt, kích thích đầu tư tư nhân đồng thời phát huy mạnh mẽ đầu tư tư nhân khi được thực hiện theo các hình thức như đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Do vậy, đầu tư công sẽ tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế trong năm 2024.

- Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công. Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, liệu có thể hấp thụ được lượng tiền khổng lồ này không, thưa ông?

Con số này thấp hơn năm 2023, song cao hơn so với những năm trước đó. Đây là một nỗ lực lớn của nhà nước trong việc phân bổ nguồn lực và tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa nghịch chu kỳ một cách có trọng tâm, trọng điểm. Đáng chú ý là mức đầu tư công như vậy được thực hiện dựa trên nền tảng nguồn thu NSNN ổn định và năng lực tài chính công tiếp tục được cải thiện trong năm 2023.

Con số này cũng phù hợp với kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, các chỉ số về thu NSNN, các quy định về quản lý nợ công, Đồng thời, nó cũng thể hiện quan điểm là đầu tư công sẽ không lấn át đầu tư tư nhân. Với mức đầu tư công thấp hơn so với năm 2023, sẽ cần nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để gia tăng đầu tư tư nhân, đầu tư của doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đạt được mục tiêu tăng trưởng về vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2024. Áp lực như vậy là cần thiết để có các biện pháp nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân – một trụ cột quan trọng và bền vững của nền kinh tế.

Năm 2023, những hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công đã dần được nhận diện và khắc phục. Hy vọng là các hạn chế này sẽ tiếp tục được tháo gỡ để vốn đầu tư công không chỉ đóng góp cho mục tiêu cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 mà còn tạo dựng nền tảng về cơ sở hạ tầng, hình thành không gian tăng trưởng mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng bền vững.

- Tập trung đầu tư công cho là cách thức để bảo đảm hiệu quả đầu tư, vừa tạo cơ hội đẩy nhanh tiến độ giải ngân, vừa duy trì động lực tăng trưởng kinh tế. Ông có thể phân tích rõ hơn điều này?

Để nâng cao hiệu quả đầu tư công, cần xây dựng chiến lược đầu tư công phù hợp, đáp ứng đúng và trúng nhu cầu đầu tư của từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Đầu tư công cần được tập trung vào các dự án lớn, xóa bỏ đầu tư dàn trải, giảm thiểu thời gian thực hiện dự án, khẩn trương đưa các công trình vào sử dụng, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công.

Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã kiên trì nguyên tắc rà soát kỹ, phân bổ vốn tập trung, không dàn trải, theo đúng thứ tự ưu tiên, đúng đối tượng cho các nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư, có khả năng giải ngân; tập trung bố trí đủ kế hoạch vốn năm 2024 cho các dự án quan trọng quốc gia, tránh phân bổ dàn trải; không phân bổ vốn cho các dự án không có khả năng giải ngân.

Nhờ vậy, đầu tư công đã dần được cơ cấu lại theo hướng tập trung nguồn lực vào các công trình lớn, dự án giao thông trọng tâm, trọng điểm, nhất là dự án đường cao tốc. Trong năm 2023, cả nước đã đưa vào sử dụng 475 km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là khoảng 1.900 km.

Hệ thống đường cao tốc đã tạo ra các không gian, hành lang phát triển mới, giúp các địa phương phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy du lịch, thu hút đầu tư. Nhìn xa hơn, khi hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam và các dự án giao thông trọng điểm hoàn thành sẽ tạo ra một mạng lưới giao thông, đường cao tốc khép kín, từ đó nâng cao tính liên kết vùng của cả nước.

- Điều gì khiến ông có niềm tin chúng ta “tiêu” hết nguồn vốn rất lớn được giao trong năm 2024?

Năm qua, bằng sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, nhận thức đã dẫn đến những hành động quyết liệt, tinh thần quyết tâm cao độ ở tất cả các cấp, các ban quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn đã giúp việc giải ngân vốn đầu tư công đã có sự cải thiện đáng kể. Nỗ lực cải cách các quy định, quy trình, thủ tục, tiếp tục tháo gỡ các điểm nghẽn về quy định pháp luật này cũng đóng góp quan trọng cho việc thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ đầu tư công.

Bên cạnh đó, sự đồng hành, chia sẻ và đồng thuận của người dân nơi có các dự án đầu tư công cũng góp phần quan trọng để đạt được kết quả khích lệ về giải ngân vốn đầu tư công.

Tuy vậy, thực tế, vẫn có những công trình, dự án có tiến độ triển khai vẫn chậm do thủ tục đầu tư kéo dài, giải phóng mặt bằng chậm, chưa chủ động nguyên vật liệu do vướng các mắc quy định. Nhiều dự án tại các địa phương, vướng mắc còn do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Nhiều công trình giao thông hiện đang gặp các khó khăn, vướng mắc trong sử dụng vốn ODA, sử dụng cát biển vào xây dựng các công trình.

Vượt qua các khó khăn, năm 2023 chúng đa đã đạt được kết quả rất tích cực trong việc giải ngân một khối lượng vốn đầu tư công lớn hơn so với mức được giao trong năm nay. Như vậy, không có lý do gì mà chúng ta không thể không “tiêu” hết nguồn vốn mà đã được giao trong năm 2024 này. Chúng ta có thể cảm nhận được được tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, không khí khẩn trương thi công trên các công trình trọng điểm trong những ngày Tết… bắt tay vào việc ngay từ đầu năm để để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.

- Nếu 2024, giải ngân hết 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công thì sẽ tạo ra tác động như thế nào tới nền kinh tế, thưa ông?

Đầu tư công nói riêng hay chi tiêu của chính phủ nói chung là một cấu phần quan trọng của tổng cầu của nền kinh tế. Đẩy mạnh chi tiêu Chính phủ, đặc biệt là đầu tư công sẽ có tác động trực tiếp tới tăng tổng cầu và đóng góp trực tiếp cho việc gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP. Đây là tác động trực tiếp, rõ nét nhất của việc giải ngân hết 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công.

Nhưng tác động của việc giải ngân hết nguồn vốn này không chỉ có vậy. Đầu tư công, đặc biệt là các công trình trọng điểm sẽ tạo ra không gian tăng trưởng mới về cả phương diện địa lý, không gian và thời gian. Nó sẽ giúp nền kinh tế khai thác mạnh mẽ tiềm năng của các khu vực, vùng đất chưa được khai thác hiệu quả nhất, nắm bắt cơ hội của kinh tế số, kinh tế xanh, sự dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư trên toàn cầu, của sự tái cấu trúc lại các chuỗi cung ứng toàn cầu, khai thác triệt để các thị trường trên toàn thế giới bất kể các múi giờ khác nhau.

Các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án giao thông được đưa vào khai thác sẽ góp phần giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, giảm giá thành đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế. Bên cạnh đó, đầu tư công thường có hiệu ứng lan toả và sẽ dẫn dắt, kích thích đầu tư tư nhân đồng thời góp phần gia tăng đầu tư tư nhân.

Các dự án đầu tư công nhằm nâng cấp và cải thiện hệ thống các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường sẽ đóng góp cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, nhằm mang lại phúc lợi trực tiếp cho người dân, để người dân được hưởng lợi trực tiếp từ các thành quả tăng trưởng. Đây cũng là ý nghĩa rất quan trọng của đầu tư công đối với nền kinh tế thị trường.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

(VNF) - Bà Võ Thị Thanh (từng được gọi là 'bông hồng vàng' Phú Yên) bị Cục Thuế tỉnh Phú Yên đề nghị tạm hoãn xuất cảnh khi Công ty Cổ phần Thuận Thảo nợ thuế gần 185 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

(VNF) - Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (HoSE: SHI) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tiền đề để tỉnh hoàn tất thủ tục phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa và tiến tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại phân khu C4 thuộc dự án Aqua City.

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

(VNF) - Theo tuyên bố được đưa ra ngày 30/5, Grab và OpenAI đang hợp tác để xây dựng và triển khai các giải pháp AI cho hệ sinh thái của ứng dụng gọi xe công nghệ.

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

(VNF) - PwC đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc khi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu đã bị gần 20 công ty hàng đầu hủy hợp đồng kể từ khi bị cho là "dính líu" tới bê bối gian lận kiểm toán tại Evergrande.

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

(VNF) - Cổ phiếu PSH nhanh chóng giảm kịch sàn ngay sáng 30/5, sau khi con trai Chủ tịch nhận 'tráp phạt' từ UBCKNN vì hành vi thao túng, tạo cung cầu giả.

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.