Toàn cảnh công trường cầu 2.300 tỷ nối Đảo Vũ Yên vào nội đô Hải Phòng
(VNF) - Cầu Máy Chai (Cầu Hoàng Gia) nối khu đô thị trên đảo Vũ Yên và quận Ngô Quyền với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng
Tối 16/9, đêm nhạc “Du hành tới mặt trăng” (Trip to The Moon) được tổ chức tại Công viên nước hồ Tây (Hà Nội). Sau chương trình, 7 người tử vong, 5 người nằm viện cấp cứu. Tất cả đều do sử dụng chất ma túy (cần sa, thuốc lắc, ma túy tổng hợp, ma túy đá).
Ngay sau khi sự việc xảy ra, trong một động thái chưa từng có tiền lệ, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã đến thăm 5 người đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện E. Chuyến thăm được đưa tin rộng rãi trên truyền thông và nhanh chóng trở thành chủ đề được bàn tán xôn xao trên mạng xã hội.
Không ai có thể hiểu vì sao một đương kim Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lại có chuyến thăm “lạ lùng” đến vậy; cũng không ai hiểu rốt cục ông Quý muốn đưa ra thông điệp gì qua chuyến thăm.
Xin nhấn mạnh 5 người nằm trong viện đều có hành vi “Sử dụng trái phép chất ma túy” và cả 5 người đều trên 18 tuổi. Nhiều ý kiến cho rằng việc những người này bị sốc ma túy, phải nhập viện điều trị là việc cá nhân tự làm tự chịu, lãnh đạo UBND thành phố không có nghĩa vụ phải đến thăm hỏi, động viên.
Ai đó có thể nói rằng ông Ngô Văn Quý đến thăm với tư cách cá nhân. Nhưng những gì báo chí đăng tải cho thấy ông Quý đã đến thăm với tư cách Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (chuyến thăm có sự tháp tùng của lãnh đạo Sở Y tế, ông Quý có chỉ đạo bệnh viện tập trung cứu chữa các bệnh nhân).
Nếu biện hộ rằng ông Ngô Văn Quý đến thăm là để thể hiện trách nhiệm của nhà quản lý đối với sự việc xảy ra trên địa bàn thành phố thì lý lẽ đó không thuyết phục. Bởi trước đó, Chủ tịch UBND thành phố đã có chỉ đạo, Sở Văn hóa & Thể thao đang tiến hành thanh tra và bản thân việc các bệnh nhân được điều trị tốt đã cho thấy thành phố đang tích cực xử lý vụ việc.
Thân làm lãnh đạo cấp cao thì không cần phải “đu dây xuống vực” mới là sâu sát tình hình. Thay vì đến thăm các bệnh nhân, lẽ ra ông Ngô Văn Quý nên dành thời gian chỉ đạo điều tra vụ việc để làm rõ: nguồn gốc ma túy trong đêm nhạc; ai tàng trữ, vận chuyển, phân phối; kiểm soát an ninh có kẽ hở nào mà để lọt lượng ma túy lớn như vậy…
Đó mới là những vấn đề dư luận quan tâm và cần những người lãnh đạo cấp cao của thành phố đứng ra giải quyết. Việc thăm nom, nắm bắt tình hình chỉ cần cắt cử một vài cán bộ là đủ.
Cũng liên quan đến vụ 7 người chết tại đêm nhạc “Du hành tới mặt trăng”, trả lời tại báo chí hôm 18/9, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội, cho hay: “Sở sẽ tạm dừng tất cả những chương trình âm nhạc có yếu tố DJ và những chương trình có âm nhạc điện tử mạnh”.
Ông Tô Văn Động khẳng định không cấp phép cho đại tiệc âm nhạc diễn ra vào ngày 29/9 tới với loạt DJ nước ngoài tại Sân vận động Bách Khoa Hà Nội.
“Có thể đơn vị tổ chức có trụ sở tại TP.HCM nên người ta xin cấp phép ở đó. Tuy nhiên, nếu biểu diễn tại Hà Nội thì cũng phải làm một thông báo gửi Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội. Nhưng tôi chưa nhận được thông báo nào. Và nếu có nhận thì tôi cũng không ký. Tạm dừng là tạm dừng, cho tới khi cơ quan điều tra làm việc xong và có kết luận rõ ràng”, ông Động nói.
Phát ngôn của ông Động một lần nữa khiến dư luận phải ngã ngửa vì sự phi lý đến lạ lùng trong nguyên tắc điều hành của nhà chức trách.
Cứ như lý luận của ông Tô Văn Động thì không phải ma túy mà DJ (hay nhạc điện tử) mới là nguyên nhân dẫn đến thảm kịch 7 người chết vừa qua. Và rằng: cứ DJ, cứ nhạc điện tử mạnh là xấu.
Xin không bình luận thêm về tư duy “không quản được thì cấm” đã quá đỗi lạc hậu, chỉ xin nhấn mạnh rằng với phát ngôn trên, ông Tô Văn Động đã công khai cho thấy Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội đang “ngồi trên pháp luật”.
Theo phân tích của ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI, về nguyên tắc, cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Không có quy định nào cho phép cơ quan nhà nước tự ý dừng chương trình đã cấp phép mà không chứng minh được chương trình đó vi phạm pháp luật hay gây hại tới cộng đồng.
Cơ quan nhà nước buộc phải làm những gì pháp luật yêu cầu. Nghị định 72/2012 và Nghị định 15/2016 giao cho Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội trách nhiệm cấp phép và họ buộc phải cấp phép khi người nộp hồ sơ đáp ứng quy định pháp luật.
Việc Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội tuyên bố sẽ dừng chương trình đã cấp phép, và dừng cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của những người tổ chức các chương trình ca nhạc.
Điều đáng nói, tất cả những thiệt hại của những người tổ chức chương trình bị tạm dừng hoặc từ chối cấp phép vì một lý do không có trong pháp luật này phải được bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Như vậy, chỉ với ý chí chủ quan của mình, ông Tô Văn Động có thể gây ra thiệt hại cho Nhà nước, bằng việc phải bồi thường cho đơn vị tổ chức chương trình âm nhạc có DJ.
Làm người đứng đầu một Sở, lại là Sở của Thủ đô – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước - mà có tư duy cảm tính và chủ quan như vậy, hỏi sao hình ảnh Thủ đô không bị kém đi trong con mắt quốc tế.
(VNF) - Cầu Máy Chai (Cầu Hoàng Gia) nối khu đô thị trên đảo Vũ Yên và quận Ngô Quyền với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng