Hàng loạt 'ông lớn' xin lùi thời hạn cổ phần hóa, tăng tỷ lệ sở hữu tối thiểu của Nhà nước

Thanh Long - 18/05/2019 18:38 (GMT+7)

(VNF) - "Đòi hỏi" nhiều hơn các bộ ngành, các địa phương không chỉ kiến nghị lùi thời hạn cổ phần hóa cho các doanh nghiệp "con cưng" mà còn xin tăng tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu tại các doanh nghiệp này. 2 địa phương điển hình là Hà Nội và TP. HCM.

VNF
TP. HCM xin lùi hạn chót cổ phần hóa và tăng tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu đối với một loạt doanh nghiệp "con cưng"

Báo cáo mới đây về tình hình cổ phần hóa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình lên Thủ tướng Chính phủ cho thấy, hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước lớn muốn lùi thời hạn cổ phần hóa. Không chỉ vậy, các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM còn kiến nghị tăng tỷ lệ sở hữu tối thiểu của Nhà nước tại một loạt doanh nghiệp "con cưng".

Cụ thể, theo báo cáo, Tổng công ty Giấy Việt Nam kiến nghị điều chỉnh thời hạn cổ phần hóa từ năm 2018 sang năm 2019 - 2020. Trong khi đó, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) và Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) kiến nghị điều chỉnh hạn chót cổ phần hóa từ năm 2017 sang năm 2020

Đây là 3 "ông lớn" mà Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng xin điều chỉnh thời hạn cổ phần hóa từ năm 2019 sang năm 2020. Tại công văn 476/NHNN-TTGSNH ngày 18/1/2019, Agribank cho hay do phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất lớn và phức tạp nên không thể dự kiến được thời gian hoàn thành.

2 "ông lớn" ngành viễn thông là Tổng công ty Viễn thông Mobifone và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Công ty mẹ (VNPT) không nằm ngoài danh sách xin điều chỉnh lộ trình.

Cụ thể, Mobifone xin điều chỉnh hạn chót cổ phần hóa từ năm 2018 sang giai đoạn 2019 - 2020. Tại công văn 16/HĐTV-TC ngày 17/1/2019, tổng công ty này nêu do vướng mắc trong việc thanh tra AVG nên không thể hoàn thành trong năm 2018.

Trong khi đó, VNPT kiến nghị dãn tiến độ cổ phần hóa để phù hợp với tình hình triển khai thực tế. Phía VNPT cho biết đã trình phương án sử dụng đất từng phần, đang tiếp tục phần còn lại. Tập đoàn này đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sớm thành lập ban chỉ đạo và hướng dẫn thủ tục, thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất.

Một "ông lớn" khác kiến nghị điều chỉnh thời hạn cổ phần hóa là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Công ty mẹ (Vinachem). Theo đó, điều chỉnh thời hạn cổ phần hóa từ năm 2019 sang giai đoạn 2019 - 2020. Tại công văn 136/HCVN-HĐTV ngày 31/1/2019, Vinachem cho biết đã lập và báo cáo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty mẹ (TKV) thì xin điều chỉnh thời hạn cổ phần hóa từ năm 2019 sang năm 2020. Công văn 256/TTr-TKV ngày 11/1/2019 cho hay, đến hết năm 2018, TKV vẫn chưa được phê duyệt phương án sử dụng đất.

Với các công ty trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Phát điện 1 (Genco 1) và Tổng công ty Phát điện 2 (Genco 2) đều xin được điều chỉnh thời hạn cổ phần hóa từ năm 2018 sang năm 2020. Tại công văn 32/EVN-HĐTV ngày 18/1/2019 báo cáo thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 1/1/2020.

"Đòi hỏi" nhiều hơn các bộ ngành, các địa phương không chỉ kiến nghị lùi thời hạn cổ phần hóa cho các doanh nghiệp "con cưng" mà còn xin tăng tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu tại các doanh nghiệp này. 2 địa phương điển hình là Hà Nội và TP. HCM.

Theo đó, Hà Nội kiến nghị điều chỉnh thời hạn cổ phần hóa Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) và Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico) từ năm 2018 sang năm 2020, đồng thời xin giữ sở hữu Nhà nước trên 65% thay vì dưới 50% như quyết định hiện hành của Thủ tướng.

Cùng với đó, Hà Nội xin lùi thời hạn cổ phần hóa từ năm 2018 sang năm 2019 cho Tổng công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) và kiến nghị tăng tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu lên trên 65% thay vì dưới 50%.

Hàng loạt doanh nghiệp khác như Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội, Công ty Công viên Thống Nhất, Công ty Vườn thú Hà Nội, Công ty Chiếu sáng và Thiết bị đô thị Hà Nội, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, Công ty Nước sạch Hà Nội, Công ty Thoát nước Hà Nội... đều được UBND TP. Hà Nội xin tăng tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu theo hướng lên trên 51%, một vài trường hợp lên trên 65%.

Tương tự, TP. HCM cũng xin lùi hạn chót cổ phần hóa và tăng tỷ lệ sở hữu Nhà nước tối thiểu đối với một loạt doanh nghiệp.

Chẳng hạn, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn xin được điều chỉnh hạn chót cổ phần hóa từ năm 2018 sang năm 2020, giữ sở hữu trên 65% thay vì từ trên 50% đến 65%.

Đối với Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn, xin điều chỉnh hạn chót cổ phần hóa từ năm 2018 sang năm 2020, giữ sở hữu từ trên 50% đến 65% thay vì dưới 50%.

3 "ông lớn" gồm Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đều được TP. HCM kiến nghị điều chỉnh hạn chót cổ phần hóa từ năm 2018 sang năm 2020, đồng thời giữ sở hữu Nhà nước trên 65% thay vì dưới 50%

Bên cạnh đó, Tổng công ty Bến Thành xin điều chỉnh hạn chót cổ phần hóa từ năm 2018 sang năm 2019, giữ sở hữu từ trên 50% đến 65% thay vì dưới 50%. Còn Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) xin điều chỉnh từ năm 2018 sang năm 2020, giữ sở hữu từ trên 50% đến 65% thay vì dưới 50%.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

(VNF) - Tìm phương án cân đối nguồn vốn đầu tư dự án Vành đai 4 TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh cần huy động cả vốn Trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công - tư, phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

(VNF) - Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài khoảng 60,9km. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định là 27,6km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình là 33,3km.

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

(VNF) - Trước mắt, lãnh đạo Chính phủ đồng ý giao VEC lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành.

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần tăng gấp đôi, song do không còn khoản thu từ hoạt động tài chính như cùng kỳ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) ngậm ngùi báo lỗ trong quý I/2024.

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, nhất là doanh thu bất động sản. Phải nhờ tới khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, công ty mới thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.