Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất: Thực sự bớt gánh nặng cho doanh nghiệp?

Ngọc Linh - 19/07/2021 07:08 (GMT+7)

Nhiều ngân hàng vừa đồng loạt giảm lãi suất cho vay 1-2% đối với khoản vay hiện hữu. Mức giảm này góp phần giảm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh tất cả đều bị tác động mạnh vì dịch bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm lãi suất, chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp đồng bộ hơn để giúp doanh nghiệp tồn tại qua đại dịch.

VNF
Lãi suất đã giảm có lợi phần nào cho doanh nghiệp vượt khó Ảnh: Như Ý

Sau khi Ngân hàng Nhà nước kêu gọi sự đồng lòng giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều ngân hàng đã công bố mức giảm lãi suất.

Nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước chiếm khoảng 70% tổng dư nợ của toàn hệ thống đã tuyên bố giảm lãi suất đã giúp phần lớn người dân, doanh nghiệp giảm áp lực trong lúc khó khăn. Theo đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (VCB) giảm lãi suất tiền vay 1% cho doanh nghiệp thuộc 9 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Giảm lãi suất 1%/năm cho các khách hàng còn lại.

Với khách hàng cá nhân, VCB giảm lãi suất 1%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; giảm lãi suất tới 0,5%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ đời sống. Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2021 dự kiến lên tới 4.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng công bố giảm lãi suất như TMCP Phát triển TP. HCM, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Quân đội, TPBank…. Mức giảm 0,8-1,2% tùy từng đối tượng khách hàng và tùy theo chính sách của từng ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, riêng nhóm khách hàng khó khăn giảm 2%/năm so với lãi suất hiện hành. BIDV giảm lãi suất cho vay trên số dư hiện hữu cho: khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 (lĩnh vực lưu trú, dịch vụ nhà hàng, resort, khách sạn, vận tải….); khách hàng tại các chi nhánh thuộc vùng dịch, doanh nghiệp sản xuất thiết yếu cho nền kinh tế, doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn; khách hàng suy giảm trong hoạt động kinh doanh.

Trong 6 tháng cuối năm 2021, BIDV dự kiến tiếp tục hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng nguồn lực hỗ trợ lên đến 3.600 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ giảm lãi suất cho vay 2.000 tỷ đồng đối với dư nợ hiện hữu và 1.600 tỷ đồng đối với dư nợ cho vay mới.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) công bố giảm lãi suất cho vay với tất cả khách hàng vay vốn bằng VND. Ước tính, Agribank sẽ dành khoảng 5.500 tỷ đồng để hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng từ nay đến hết 31/12/2021. Ngân hàng cũng có nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực khác như: cơ cấu lại nợ gốc và lãi; miễn phí chuyển tiền trong nước.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, sau khi có chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất cho vay, Hiệp hội Ngân hàng đã họp với 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ toàn hệ thống) và đồng thuận phương án lãi suất. Sau cuộc họp này, các ngân hàng đồng loạt thông báo giảm lãi suất từ ngày 15/7 đến 31/12/2021.

Cần giải pháp căn cơ

Không chỉ giảm lãi suất cho vay với khoản vay hiện hữu, nhiều ngân hàng dành khoản tín dụng vay ưu đãi cho khoản vay mới. Vietcombank có chương trình lãi suất thấp đối với khoản vay mới nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn từ nay đến cuối năm. BIDV dành 1.600 tỷ đồng cho vay lãi suất ưu đãi với dư nợ cho vay mới. Sacombank triển khai nguồn vốn ưu đãi 10.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4%/năm, thời gian vay tối đa 6 tháng dành cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, lãi suất cho vay chưa bao giờ thấp như hiện nay nhưng vẫn cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp trong bối cảnh thanh khoản đứt đoạn, không có nguồn thu.

Hiện nay, doanh nghiệp đang rất “khát” vốn. Nhiều DN rơi vào trạng thái không có doanh thu nhưng vẫn phải trả tiền lãi vay, tiền thuê mặt bằng, trả lương cho lao động. Đối với doanh nghiệp du lịch, kinh doanh khách sạn, mức giảm 1-2% chưa thật sự nhiều do bị mất dòng tiền trả nợ.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, bối cảnh hiện nay cần cấp bách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp. Nếu không có tín dụng, doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, chính sách hỗ trợ khác chỉ là giải pháp cấp cứu tạm thời.

“Trong bối cảnh lãi suất cho vay khó có thể giảm thêm, giải pháp khả thi nhất là Ngân hàng Nhà nước phải đứng ra huy động ngân hàng thương mại cổ phần lập ra một “tổ hợp tín dụng” cung cấp gói cho vay 300.000 tỷ đồng với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ví dụ, mỗi ngân hàng phải trích 3% tổng dư nợ tín dụng tham gia gói hỗ trợ này (nguồn cho vay là từ tiền gửi không kỳ hạn). Doanh nghiệp được vay tín chấp tuần hoàn 2 năm đầu và trả dần trong 3 năm tiếp theo với lãi suất thấp, chỉ 3 - 5%/năm”, ông Hiếu kiến nghị.

“Trong bối cảnh lãi suất cho vay khó có thể giảm thêm, giải pháp khả thi nhất là Ngân hàng Nhà nước phải đứng ra huy động ngân hàng thương mại cổ phần lập ra một “tổ hợp tín dụng” cung cấp gói cho vay 300.000 tỷ đồng với doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu kiến nghị

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) đánh giá, việc ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho doanh nghiệp rất tích cực. Sự đồng thuận này thể hiện quyết tâm của ngân hàng thực hiện mong muốn của Chính phủ trong việc ổn định và giảm lãi để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng tốt nhất, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phục hồi.

Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng, lãi suất phải vận động theo quy luật thị trường, lãi suất cho vay phụ thuộc vào lãi suất huy động. Nếu lãi suất đầu vào giảm sâu khiến dòng tiền “chảy” ra khỏi hệ thống ngân hàng. Vì vậy, ngoài giảm lãi suất, cơ quan chức năng cần có giải pháp đồng bộ như miễn một số loại thuế, phí, tiền thuê đất.

“Giảm lãi suất chỉ giảm bớt phần nào gánh nặng cho doanh nghiệp. Cơ quan chức năng phải có giải pháp đồng bộ để DN tồn tại qua đại dịch như hỗ trợ tiêm vắc-xin cho người lao động, miễn tiền thuê đất, miễn một số loại phí, thuế. Chỉ khi nào, doanh nghiệp hoạt động ổn định trở lại, nền kinh tế mới thực sự phục hồi”, ông Thịnh kiến nghị.

Theo TPO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thuế thu nhập cá nhân và việc thu hút nhân lực chất lượng cao

Thuế thu nhập cá nhân và việc thu hút nhân lực chất lượng cao

(VNF) - Theo kiến nghị của một số bộ ngành, Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi về thuế, đơn cử như cắt, giảm thuế thu nhập cá nhân để thu hút thêm nhân lực chất lượng cao. Tuy vậy, theo TS Ngô Công Thành, ưu đãi về thuế chỉ là “một phần của chính sách thu hút nhân tài”.

Ngày 10/5, tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Ngày 10/5, tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Sáng thứ Sáu ngày 10/5, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance sẽ tổ chức tọa đàm và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số tại văn phòng tòa soạn: tầng 2, tòa nhà N02-T3, khu đô thị Đoàn ngoại giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Số phận tài sản Nga đã được EU định đoạt

Số phận tài sản Nga đã được EU định đoạt

(VNF) - Sau nhiều tranh cãi, các thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã thống nhất việc sử dụng hàng tỷ euro lợi nhuận từ tài sản bị phong toả của Nga để trang bị vũ khí và hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước.

VinFast sẽ chính thức tiến sang Phillipines

VinFast sẽ chính thức tiến sang Phillipines

(VNF) - Philippines là bước tiến mới của VinFast trong chiến lược mở rộng tại thị trường Đông Nam Á.

Cấp sai 56.200 chứng chỉ IELTS: 'Đại gia' nào đứng sau Giáo dục IDP?

Cấp sai 56.200 chứng chỉ IELTS: 'Đại gia' nào đứng sau Giáo dục IDP?

(VNF) - Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định Công ty TNHH Giáo dục IDP (Việt Nam) đã cấp 56.200 chứng chỉ IELTS vào năm 2022 sai quy định.

Công an xác minh vi phạm tại Dự án Cồn Tân Lập - Khánh Hòa

Công an xác minh vi phạm tại Dự án Cồn Tân Lập - Khánh Hòa

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa về việc cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập.

Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

(VNF) - Sau nhiều nỗ lực, Nga vẫn không thể nhận về hàng tỷ Rupee đang “mắc kẹt” tại các ngân hàng Ấn Độ. Thay vào đó, Moscow sẽ sử dụng số tiền này để đầu tư vào cổ phiếu và cơ sở hạ tầng tại quốc gia châu Á.

Bất động sản Du lịch Hoàng Trường: Trượt dài trong thua lỗ, nặng nợ trái phiếu

Bất động sản Du lịch Hoàng Trường: Trượt dài trong thua lỗ, nặng nợ trái phiếu

(VNF) - Với mức lỗ ròng 236 tỷ đồng trong năm 2023, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Du lịch Hoàng Trường tiếp tục trượt dài trong thua lỗ, với số lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng.

Peugeot rút lui khỏi thị tường tiêu thụ ôtô lớn nhất Đông Nam Á

Peugeot rút lui khỏi thị tường tiêu thụ ôtô lớn nhất Đông Nam Á

(VNF) - Hãng xe pháp Peugeot chính thức rút lui khỏi thị tường Indonesia, nơi tiêu thụ ô tô lớn nhất Đông Nam Á.

Các 'đại gia' Việt đứng đâu trong bảng xếp hạng tỷ phú Đông Nam Á mới nhất?

Các 'đại gia' Việt đứng đâu trong bảng xếp hạng tỷ phú Đông Nam Á mới nhất?

Theo bảng xếp hạng mới nhất của Forbes, tổng cộng có 139 người ở Đông Nam Á sở hữu khối tài sản trên 1 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam có 6 tỷ phú.