Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ
(VNF) - Sau nhiều nỗ lực, Nga vẫn không thể nhận về hàng tỷ Rupee đang “mắc kẹt” tại các ngân hàng Ấn Độ. Thay vào đó, Moscow sẽ sử dụng số tiền này để đầu tư vào cổ phiếu và cơ sở hạ tầng tại quốc gia châu Á.
Tận dụng cơ hội mua dầu Nga
Tận dụng vị thế là một quốc gia "thân thiện" với Nga, các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ đã tận dụng cơ hội mua dầu giá rẻ của Nga kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022 khiến phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt và tạm dừng mua hàng.
Từ mức gần như bằng 0 vào tháng 1/2022, một tháng trước khi xung đột nổ ra, nhập khẩu dầu Nga của Ấn Độ tăng vọt lên 1,27 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2023 – theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Vortexa.
Sau Trung Quốc, Nga đã trở thành nhà cung cấp hàng hoá lớn thứ 2 của Ấn Độ. Nước này đã nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 55,6 tỷ USD từ Nga trong năm 2023-2024, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu xăng dầu chiếm phần lớn, lên tới 46 tỷ USD.
New Dehli cũng được phép thanh toán dầu Nga bằng đồng rupee nhưng phương thức này gặp phải vấn đề do các hạn chế của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) ngăn cản việc chuyển rupee về Nga từ tài khoản ngân hàng Ấn Độ.
Vào tháng 5 năm ngoái, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết hàng tỷ rupee đã bị mắc kẹt trong các ngân hàng Ấn Độ và Moscow đã nỗ lực tìm cách chuyển một phần số tiền này về nước. Một trong những phương án được đưa ra là chuyển đổi hàng tỷ rupee sang đồng dirham của UAE hoặc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nỗ lực đó dường như không thành công khi truyền thông Ấn Độ mới đây đưa tin cho hay Nga hiện đang tìm cách đầu tư số tiền rupee chưa sử dụng vào Ấn Độ thông qua chứng khoán chính phủ, trái phiếu, cổ phiếu và các khoản vay.
Ông Aditya Bhan, một thành viên của Tổ chức Nghiên cứu Observer, một tổ chức tư vấn toàn cầu, có trụ sở tại Kolkata, cho biết: “Về phía Nga, họ đã do dự khi gửi tiền của họ trong thời gian dài ở Ấn Độ. Người Nga dường như đang xem xét nghiêm túc hơn các cơ hội đầu tư ở Ấn Độ, đặc biệt là những cơ hội được chính phủ hậu thuẫn” .
Tờ The Hindu đưa tin rằng Nga không còn tìm cách chuyển số dư rupee tích lũy trong các ngân hàng Ấn Độ về nước nữa. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã sửa đổi các quy định của Đạo luật quản lý ngoại hối của Ấn Độ (FEMA) để “tạo điều kiện cho các thực thể Nga đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Ấn Độ”.
Trong khi đó, Deccan Herald đưa tin số tiền rupee của Nga có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp đồng quốc phòng, đặc biệt là cho phép chuyển giao hai hệ thống phòng không S-400 còn lại của Nga theo thỏa thuận trị giá 5,4 tỷ USD vào năm 2025.
Chỉ là giải pháp ngắn hạn
Dù Nga đã tìm ra cách sử dụng số tiền mắc kẹt tại Ấn Độ nhưng các chuyên gia cho rằng những khoản đầu tư này có thể chỉ là biện pháp ngắn hạn.
“Tại một thời điểm nào đó, cả hai bên sẽ làm việc hướng tới các cơ chế cho phép Nga được rút số tiền đó. Người Nga đặc biệt muốn điều đó sớm hơn bất kỳ ai khác”, ông Aditya Bhan nhận định.
Ông cho biết thêm rằng: “Nếu không có khả năng rõ ràng hoặc kỳ vọng từ phía Nga rằng họ có thể rút tiền về nước, tôi chắc chắn rằng họ sẽ không sẵn sàng đầu tư số tiền nghiêm túc”.
Vào tháng 1, có thông tin cho rằng gần 5 triệu thùng dầu thô loại Sokol của Nga đã không đến được Ấn Độ và một chuyến hàng đã bị đình trệ trong hơn một tháng do ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tuy nhiên, tờ The Hindustan Times đưa tin Moscow vẫn đặt mục tiêu đảm bảo dầu thô vẫn được cung cấp cho Ấn Độ bất chấp lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ đối với công ty vận tải lớn nhất Nga Sovcomflot và 14 tàu chở dầu. Các nguồn tin cho biết, Moscow sẽ lo việc bảo hiểm cho các tàu chở dầu của mình và không phụ thuộc vào các công ty phương Tây.
Theo ông Bhan, Nga tiếp tục vẫn là nguồn cung cấp dầu quan trọng và ít nhất là trong tương lai gần, điều đó sẽ không thay đổi.
Tờ The Economic Times mới đây trích nguồn tin của chính phủ cho biết, dữ liệu sơ bộ từ các cơ quan theo dõi thương mại Kpler và LSEG cho thấy, trong tháng 4/2024, Ấn Độ đã nhập khẩu nhiều dầu của Nga, song lại giảm nhập khẩu từ Iraq và Saudi Arabia.
Lo sợ trừng phạt: Ấn Độ 'quay xe' từ bỏ dầu Nga qua mua hàng Mỹ
- Khách hàng lớn hàng đầu bất ngờ 'quay lưng': Thế mạnh dầu Nga tổn thương 17/03/2024 12:09
- Anh ‘lách lệnh cấm của chính mình’ để mua dầu Nga 07/02/2024 12:51
- 10 triệu thùng dầu Nga mắc kẹt ngoài khơi do vấn đề thanh toán 29/01/2024 05:09
Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.