Khách hàng lớn hàng đầu bất ngờ 'quay lưng': Thế mạnh dầu Nga tổn thương

Lê Anh - 17/03/2024 00:09 (GMT+7)

(VNF) - Theo một tờ báo địa phương, Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu hàng đầu của Nga, đã ngừng mua dầu thô cao cấp của Nga trong hai tháng nay.

Trước khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, Ấn Độ hiếm khi mua dầu của Nga. Nhưng sau khi Moscow mất đi những “khách hàng ruột” tại châu Âu do hạn chế bởi các lệnh trừng phạt, Moscow đã tăng cường kết nối thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ khi tung ra các ưu đãi giảm giá sâu với các mặt hàng năng lượng chính.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) trong cuộc gặp ở Hạ Môn, Trung Quốc, ngày 4/9/2017.

Tháng 12 năm ngoái, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Ấn Độ, nước nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, đã trở thành khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga bằng đường biển, với nguồn cung cho nước này tăng lên khoảng 40%.

Theo đó, Nga cũng trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Ấn Độ, đánh bật Iraq và Arab Saudi xuống vị trí thứ hai và thứ ba.

Tuy nhiên, trong bài đăng mới đây, Nhật báo kinh doanh Kommersant của Nga đưa tin rằng Ấn Độ đã từ chối mua loại dầu ESPO cao cấp của Nga, loại dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, trong khoảng hai tháng nay. Ấn phẩm cho biết việc nhập khẩu đã dừng lại vào tháng 1 và tháng 2.

Ấn Độ cũng đã giảm nhập khẩu Sokol, một loại dầu cao cấp khác của Nga, một phần do khó khăn trong thanh toán.

Động thái này sẽ giáng một đòn mạnh vào Moscow, vốn phụ thuộc vào ngành xuất khẩu dầu mỏ và năng lượng; chúng chiếm khoảng 30% nguồn thu ngân sách của đất nước và tài trợ cho cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

Theo Statista, Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, chiếm hơn 12% sản lượng dầu thô toàn cầu và ngành năng lượng được coi là huyết mạch quan trọng đối với nền kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vào tháng 3/2022, vài tuần sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, ông nói rằng động thái này sẽ nhắm vào “huyết mạch chính” của nền kinh tế Nga.

G7, EU và Australia cũng áp đặt mức giá trần cấm các công ty bảo hiểm tài trợ và vận chuyển dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga có giá trên 60 USD/thùng.

Hàng tỷ USD lợi nhuận từ dầu mỏ của Nga đang bị kẹt trong các ngân hàng Ấn Độ do các hạn chế của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ khi ngăn cản các công ty Nga chuyển đồng rupee được lưu trữ trong tài khoản ngân hàng ở Ấn Độ sang Nga và chuyển chúng thành đồng nội tệ Nga. Điều này đã cản trở nỗ lực của ông Putin nhằm phi USD hóa thương mại song phương với Ấn Độ.

Hồi tuần trước, ông Amos Hochstein, cố vấn cơ sở hạ tầng toàn cầu và năng lượng của Biden, nói với Reuters rằng Mỹ đang cố gắng giúp Ấn Độ đàm phán giá dầu của Nga thấp hơn sau khi Washington áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với các tàu chở nhiên liệu vượt quá giới hạn giá của phương Tây.

“Cuối cùng, mục tiêu của tôi không phải là đưa dầu Nga ra khỏi thị trường, tôi không tìm cách loại bỏ những tàu chở dầu này. Tôi đang cố gắng thuyết phục người Ấn Độ đàm phán mức giá tốt hơn bằng cách buộc các tàu chở dầu đi theo hướng khác. Tôi nghĩ người Ấn Độ hiểu những gì chúng tôi đang cố gắng làm”, ông Hochstein cho hay.

Xem thêm >> Kế hoạch đầy tham vọng của Nga để né các đòn trừng phạt

Theo Newsweek
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.