Ngân hàng nhỏ chạy nước rút lên UPCoM trước giờ G

Thùy Vinh - 17/09/2020 14:06 (GMT+7)

Thị trường chưa thuận lợi, đồng thời lộ trình tăng vốn, bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại đang quá trình đàm phán nên trước mắt các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ chọn đưa cổ phiếu lên UPCoM, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ trước khi năm tài chính 2020 kết thúc.

VNF
(Ảnh minh họa)

Buộc lên sàn

Trong đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” được Thủ tướng phê duyệt cuối tháng 2/2019 đã đề ra một loạt các giải pháp cơ cấu lại thị trường. Trong đó, việc bắt buộc các ngân hàng thương mại lên sàn là một trong các biện pháp nhằm đa dạng cơ sở hàng hóa trên thị trường.

Cụ thể, đề án yêu cầu toàn bộ các ngân hàng thương mại phải thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE, HNX và đăng ký giao dịch trên UPCoM theo hướng đến hết năm 2020.

Thực tế, yêu cầu “lên sàn” đối với các cổ phiếu ngân hàng đã được đề ra trước đó tại chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 8/2018. Đồng thời, theo quy định Thông tư 180/2015 của Bộ Tài chính yêu cầu các ngân hàng phải đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM vào cuối năm 2016.

Ngân hàng Nhà nước và Ủy Ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cũng đã nhiều lần có công văn nhắc chủ trương, lộ trình tất cả ngân hàng thương mại phải niêm yết trên sàn chứng khoán những năm trước đây. Trước áp lực trên, các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ đã nhanh chóng hoàn tất thủ tục đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM.

Gần đây, Saigonbank, Nam A Bank đang là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi đây sẽ là các ngân hàng đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM trong năm 2020 sau Ngân hàng Bản Việt (BVB).

Trong số 308 triệu cổ phiếu SGB của Saigonbank vừa được HNX chấp thuận đăng ký giao dịch trên UPCoM, có hơn 201 triệu cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo luật.

Trong đó, các thành viên HĐQT Saigonbank nắm giữ gần 151 triệu cổ phiếu, tương đương 48,9% vốn điều lệ và gần 50,4 triệu cổ phiếu, tương đương 16,35% vốn do Công ty TNHH MTV Du lịch thương mại Kỳ Hòa sở hữu.

Bên cạnh đó, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, Nam A Bank đã đăng ký giao dịch cổ phiếu NAB trên thị trường UPCoM. Theo đó, hơn 389 triệu cổ phiếu của Nam A Bank đã được lưu ký tại VSD, với mã chứng khoán là NAB. Giá trị chứng khoán đăng ký tương đương hơn 3.890 tỷ đồng.

Đồng thời, VSD cũng có thông báo về tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài của mã chứng khoán NAB là 30% vốn điều lệ. Hiện cổ đông lớn nhất của ngân hàng là Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương với tỷ lệ sở hữu gần 11% và chưa có cổ đông lớn nước ngoài.

Trước đó, một số ngân hàng cũng đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM như BacA Bank (mã chứng khoán BAB), Kienlongbank (mã chứng khoán KLB), VietBank (mã chứng khoán VBB) lên UPCoM trong quý III/2019 và mới đây nhất là ngân hàng Bản Việt (mã chứng khoán BVB) chính thức giao dịch ngày 9/7/2020.

Thế nhưng, hiện thị trường tài chính còn có một số nhà băng chưa có động tĩnh gì đối với kế hoạch lên sàn như: BaoViet Bank, VietA Bank, cho dù trước đó VietA Bank đã nhiều lần nhắc đến kế hoạch lên sàn trong các kỳ đại hội thường niên.

Bên cạnh đó, PGBank đang trong quá trình sáp nhập vào HDBank. Ngoài ra, 3 ngân hàng yếu kém gồm: CBBank, Oceabank và GPBank cũng như DongA Bank đang trong diện kiểm soát đặc biệt nên rất khó có thể đưa cổ phiếu lên sàn trong thời gian tới.

Vốn còn mỏng

Saigonbank là ngân hàng cổ phần đầu tiên được thành lập trong hệ thống ngân hàng cổ phần tại Việt Nam từ năm 1987 với số vốn điều lệ ban đầu 650 triệu đồng.

Năm 2014, Saigonbank từng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng và năm 2016 đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Tuy nhiên, đến nay phương án này vẫn chưa được thực hiện và số vốn điều lệ 3.080 tỷ đồng được Saigonbank duy trì suốt từ năm 2012 cho đến nay.

Dường như Saigonbank vẫn dậm chân tại chỗ và chưa có động thái gì cho kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới khi trong ĐHCĐ thường niên 2020 vừa qua cũng không thấy kế hoạch tăng vốn điều lệ trong các tờ trình.

Mặc dù vậy, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Saigonbank đến ngày 30/6/2020 là 19,32%. Do đó, ngân hàng không gặp vấn đề về duy trì tỷ lệ CAR theo quy định.

Thế nhưng, các nhận định đưa ra, nếu không tăng được vốn để nâng cao năng lực tài chính, Saigonbank khó tránh được làn sóng M&A trong thời gian tới khi quá trình tái cấu trúc được đẩy mạnh.

Bên cạnh bối cảnh không tăng được vốn, Saigonbank còn chịu các đợt thoái vốn liên tục của các cổ đông, cụ thể như tháng 11/2017, Vietcombank đã bán đấu giá 13,2 triệu cổ phiếu SGB với giá đấu thành công bình quân lên tới 20.100 đồng/cổ phiếu; tháng 3/2019 VietinBank bán đấu giá thoái vốn hơn 15 triệu cổ phiếu SGB, tương đương tỷ lệ 4,91% và thu về hơn 305 tỷ đồng.

Mới đây, đầu năm 2020, Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa (Belco) đăng ký bán đấu giá toàn bộ gần 1,5 triệu cổ phiếu SGB, tương đương 0,49% vốn.

VietA Bank cũng không tăng được vốn trong nhiều năm qua, nhưng mới đây Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho ngân hàng này tăng vốn từ 3.500 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng.

Còn với ngân hàng Bản Việt (BVB), sau nhiều năm không tăng vốn, ngày 26/8 vừa qua, nhà băng này đã tiến hành ĐHCĐ bất thường trình cổ đông thông qua phương án tăng thêm vốn điều lệ lên trên 4.000 tỷ đồng.

Theo đó, ngân hàng Bản Việt sẽ chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ phát hành hơn 35,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 9% và phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP; giai đoạn 2 sẽ phát hành 40,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ dự kiến 11%.

Qua đó, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến đạt hơn 4.077 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong năm 2020 và quý I/2021.

Nhiều ngân hàng còn nguyên room ngoại

Hiện BVB chưa có cổ đông nước ngoài tham gia và room ngoại còn nguyên 30%. Tính tới 31/12/2019, cơ cấu cổ đông của BVB chỉ có một cổ đông lớn sở hữu trên 5% là Công ty Cổ phần Đầu tư khu đô thị mới Sài Gòn nắm giữ 12,89% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Trong khi đó, tổng ban điều hành nắm giữ 51.547.663 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 16,26% vốn tại doanh nghiệp. Tại Saigonbank, tính đến ngày 29/5/2020, cổ đông lớn nhất của ngân hàng là Văn phòng Thành ủy TP. HCM nắm giữ 18,18% vốn.

Tiếp theo là Công ty TNHH MTV Xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận nắm giữ 16,64%; Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa nắm 16,35%; Công ty TNHH MTV dầu khí TP. HCM (Saigon Petro) sở hữu 14,08%. Bốn đơn vị này đang nắm giữ 65,25% vốn của Saigonbank.

Tính đến 31/5/2020, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại Saigonbank là 4,997% vốn điều lệ, tương ứng gần 15,4 triệu cổ phần. Như vậy, room ngoại tại Saigonbank còn rất lớn.

Hiện room ngoại dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Nam A Bank còn nguyên 30%. Nam A Bank cũng đã có nhiều cuộc đàm phán với các đối tác để sớm huy động vốn thành công trước khi đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Được biết, trong kế hoạch tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng năm nay, ngân hàng Nam A Bank cho biết, sẽ có việc hút thêm nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện có 19 ngân hàng đã niêm yết và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong đó, Vietcombank, BIDV, VietinBank, VPBank, HDBank, Eximbank, MBBank, Sacombank, TPBank, Techcombank niêm yết sàn HoSE; ACB, SHB, NCB niêm yết trên sàn HNX; còn VIB, Kienlongbank, LienVietPostBank, BacA Bank, VietBank, Viet Capital Bank giao dịch trên UPCoM.

Theo kế hoạch cuối năm nay, VIB và LienvietpostBank sẽ niêm yết trên sàn HoSE. Hiện HoSE đã chấp thuận hồ sơ niêm yết của VIB và Lienvietpost Bank. Kế đến ACB, SHB cũng có kế hoạch chuyển từ sàn HNX sang HoSE cuối năm nay.

Trong khi đó, OCB muốn bỏ qua UPCoM lên niêm yết sàn HoSE, thế nhưng do điều kiện thị trường chưa thuận lợi nên ngân hàng này chưa niêm yết và khả năng kế hoạch này sẽ khó thực hiện cuối năm nay.

Hay tại MSB, đầu năm nay đã rút hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE do thị trường chưa thuận lợi trước bối cảnh đại dịch Covid-19.

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

(VNF) - Ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5, thay thế cho cựu Thủ tướng Lý Hiển Long, người đã nắm giữ chức vụ này trong vòng 20 năm.

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

(VNF) - Năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022.

 '148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

'148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

(VNF) - Theo Chủ tịch HoREA, trong năm 2024, thị trường bất động sản TP. HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc “neo giá cao”.

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

(VNF) - Trong nhiều thập kỷ, các công ty phương Tây đã kiếm bộn tiền nhờ đặt cược vào thị trường tỷ dân của Trung Quốc. Nhưng giờ đây, kinh tế suy thoái và cuộc chiến giá cả nổ ra đã khiến những vụ đặt cược trở nên mạo hiểm hơn bao giờ hết.

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

(VNF) - Cổ phiếu VNS đã ghi nhận mức thanh khoản "khủng" trong phiên 14/5 khi khớp lệnh hơn 2,7 triệu cổ phiếu. Trong đó, khối lượng bán ra của khối ngoại lên tới hơn 2 triệu đơn vị.

Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm

Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Sau hơn 1 năm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship – VSC), ông Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm.

Đang thua lỗ, BOT cầu Thái Hà tố bị 'vi phạm quyền lợi'

Đang thua lỗ, BOT cầu Thái Hà tố bị 'vi phạm quyền lợi'

(VNF) - Thua lỗ liên tiếp nhiều năm, phải đề xuất nhà nước dùng ngân sách giải cứu, BOT cầu Thái Hà tiếp tục kêu khó khi Cục Đường Bộ Việt Nam chấp thuận cấp phép đấu nối tạm thời có thời hạn vào dự án do nhà đầu tư đang vận hành, việc này được cho là “vi phạm quyền lợi” đối với nhà đầu tư BOT.