Nhà đầu tư cần làm gì khi lãnh đạo doanh nghiệp vướng vòng lao lý?

Anh Phan - 30/03/2022 14:02 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị tạm giam để phục vụ việc điều tra, nhà đầu tư chứng khoán đang bán tháo cổ phiếu nhóm FLC, còn nhà đầu tư bất động sản tại các dự án của FLC cũng đang hoang mang. PV có cuộc phỏng vấn nhanh với Luật sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch LP Group - chuyên gia pháp lý và đầu tư bất động sản về vấn đề này.

VNF
Luật sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch LP Group.

Ông Lộc cho rằng, với một tập đoàn quy mô hơn 10.000 nhân sự thì việc người “thuyền trưởng” gặp nạn, “con thuyền” sẽ lung lay nhưng có “chìm” hay không là câu chuyện khác. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về pháp lý để có thể điều chỉnh chiến lược đầu tư, không nên bị ảnh hưởng tâm lý dẫn đến thiệt hại.

“Khi một nhà lãnh đạo doanh nghiệp vướng pháp lý, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, đó chỉ là một trong các yếu tố để xem xét đối với khoản đầu tư của mình tại doanh nghiệp đó. Ở góc độ pháp lý, hành vi của một cá nhân là nhà sáng lập hay CEO thường được công chúng gắn liền với hoạt động doanh nghiệp đó. Tuy nhiên với các doanh nghiệp niêm yết thì cơ chế quyết định tập thể đóng vai trò quan trọng và quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.

Tập thể ở đây là của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và ban giám đốc, bao gồm của tập đoàn và các công ty thành viên có tư cách pháp lý độc lập. Hành lang pháp lý về vấn đề này, trong đó có Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Chứng khoán, có quy định rõ ràng về công tác quản trị để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên, cổ đông và khách hàng”, Luật sư Lộc phân tích dưới góc độ luật pháp.

Trên góc độ đầu tư, khi lãnh đạo doanh nghiệp bị vướng pháp lý (kể cả tù tội), ông Lộc cho rằng nhà đầu tư và những người đang nắm giữ tài sản tại các công ty cần trao đổi ngay với đại diện doanh nghiệp về khả năng thực hiện các cam kết. Cùng với đó, nhà đầu tư cần theo dõi các quyết định liên quan từ cơ quan chức năng và cuối cùng là cần thay đổi phương án quản trị rủi ro phù hợp cho khoản đầu tư.

Cũng theo vị luật sư này, các cơ quan chức năng liên quan và bản thân doanh nghiệp, công ty thành viên cùng các công ty liên kết cần có thông cáo để đảm bảo thông tin chính thống đến cổ đông và khách hàng của mình. “Công việc này cần thực hiện rất nhanh chóng và chuẩn xác”, Chủ tịch LP Group nhấn mạnh.

Trước đó, theo thông tin từ Bộ công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra, xác minh đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10/1/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hành vi trên của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã đủ yếu tố cấu thành tội "Thao túng thị trường chứng khoán", quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Bước đầu, ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan. Các Quyết định, Lệnh tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn theo quy định pháp luật.

Trước thông tin Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã yêu cầu Tập đoàn FLC thực hiện công bố thông tin theo quy định và báo cáo UBCKNN, sở giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật.

"UBCKNN sẽ tiếp tục cung cấp đầy đủ thông tin trong phạm vi chức năng thẩm quyền và cùng các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý vụ việc, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật và tính minh bạch của thị trường chứng khoán", thông cáo từ UBCKNN nhấn mạnh.

Cùng với đó, UBCKNN cũng khuyến nghị các nhà đầu tư bình tĩnh, phân tích nhìn nhận đầy đủ các yếu tố vĩ mô và hoạt động thực tế của các doanh nghiệp để cẩn trọng trong các quyết định đầu tư.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

BV Land lãi thấp 5 quý: Quý I/2024, lợi nhuận tròn 1 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

(VNF) - Ngay sau khi Bắc Giang mở hồ sơ thực hiện, Dự án Khu đô thị số 15 và dải cây xanh mặt nước thuộc Quy hoạch phân khu số 2, TP. Bắc Giang, có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký.

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

(VNF) - Lũy kế 4 tháng đầu năm, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Google, TikTok, Netflix,... đã nộp gần 4.000 tỷ đồng tiền thuế cho Việt Nam.

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

(VNF) - Sở GTVT Hưng Yên đề xuất dự án xây dựng các cầu vượt dân sinh và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh, với tổng mức đầu tư là hơn 1.088 tỷ đồng.

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

(VNF) - Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng nước này phản đối những nỗ lực sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để làm vật tế thần hoặc khơi dậy một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giá đất, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024. Dự thảo được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 12/2024, nhất là các quy định về phương pháp thặng dư. Tuy nhiên, các nội dung của dự thảo về vấn đề này lại cho thấy các bất cập vẫn đang tồn tại.

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

(VNF) - Khẳng định mức giảm trừ gia cảnh không theo kịp yêu cầu của cuộc sống, nhiều chuyên gia khẳng định, trong lần sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân tới, việc giảm trừ gia cảnh không nên chỉ dựa theo chỉ số CPI mà còn phải tính tới xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu dùng và xu hướng phát triển của xã hội.