Nhựa Bình Minh và mâu thuẫn trong dòng lợi ích của người Thái

Thanh Long - 25/11/2019 00:00 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù việc trở thành công ty con của tập đoàn Thái Lan SCG giúp Nhựa Bình Minh chủ động vượt trội về nguồn nguyên liệu so với các đối thủ nhưng cũng đồng thời đẩy "ông lớn" này vào tình thế bị động do mẫu thuẫn lợi ích: Nhựa Bình Minh được lợi về giá thì TPC Vina - công ty con của SCG cung cấp nguyên liệu cho Nhưa Bình Minh - phải chịu thiệt và ngược lại.

VNF
Nhựa Bình Minh là công ty con của tập đoàn Thái Lan SCG

Cạnh tranh trong ngành ống nhựa xây dựng tại miền Nam trong giai đoạn 2016  – 2018 tăng nhanh sau khi một số doanh nghiệp mới gia nhập ngành như Tập đoàn Hoa Sen hay Stroman hoàn thành xây dựng nhà máy và cho ra sản phẩm. 

Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) vẫn giữ được vị thế là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trong ngành ống nhựa.

Nhựa Bình Minh hiện đang sở hữu 4 nhà máy với tổng công suất thiết kế 150 nghìn tấn/năm, ngang bằng với Nhựa Tiền Phong và hơn 40% so với doanh nghiệp đứng thứ 2 là Tập đoàn Hoa Sen.

Theo dữ liệu trong báo cáo cập nhật mới đây về Nhựa Bình Minh, Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) cho biết Nhựa Bình Minh đang nắm giữ khoảng 43% thị phần ống nhựa miền Nam và 27% thị phần ống nhựa cả nước năm 2018.

Bên cạnh đó, tài chính lành mạnh, khả năng sinh lời tốt cũng là những điểm mạnh của "ông lớn" ngành nhựa này.

Đặc biệt, Nhựa Bình Minh nắm trong tay lợi thế "độc nhất vô nhị" là chủ động được phần lớn nguyên vật liệu từ nguồn cung nội địa, trong khi hầu hết các doanh nghiệp đối thủ phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài.

Theo FPTS, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí là đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa.

Trong cơ cấu chi phí sản xuất của Nhựa Bình Minh, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 78% trên tổng chi phí giai đoạn 2016 – 2018.

Đi sâu hơn, chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp này chủ yếu là chi phí hạt nhựa nguyên sinh khi chiếm đến 81% trong cơ cấu chi phí nguyên vật liệu và 63% trên tổng chi phí.

Đáng chú ý, nguyên liệu nhựa nguyên sinh của Nhựa Bình Minh (phần lớn là PVC) được cung cấp chủ yếu từ các nhà sản xuất trong nước.

Hiện tại 50% nguyên liệu PVC của Nhựa Bình Minh được cung cấp bởi TPC Vina - một trong những nhà sản xuất PVC lớn nhất, chiếm 50% sản lượng PVC của Việt Nam và cũng là bên liên quan với Nhựa Bình Minh.

Sau khi Nawaplastic hoàn tất việc nâng sở hữu tại Nhựa Bình Minh trong năm 2018, hiện tại cả Nhựa Bình Minh và TPC Vina đều thuộc sở hữu của tập đoàn SCG của Thái Lan.

FPTS nhấn mạnh, việc có bên liên quan là TPC Vina cung cấp 50% nguyên liệu PVC giúp Nhựa Bình Minh không phải dự trữ nguyên liệu sản xuất như các doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu khác như Nhựa Tiền Phong hay Nhựa Đông Á.

Điều này giúp các chỉ tiêu hoạt động của Nhựa Bình Minh về số ngày tồn kho và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đều tốt hơn các doanh nghiệp đối thủ.

Tuy nhiên, theo FPTS, việc TPC Vina là bên liên quan, đồng thời là nhà cung cấp nguyên liệu chính cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nêu dẫn chứng, FPTS cho hay, trong giai đoạn từ quý II/2018, khi giá các loại nguyên liệu nhựa có xu hướng giảm, biên lợi nhuận gộp của Nhựa Bình Minh cũng giảm theo thay vì được cải thiện như đối thủ Nhựa Tiền Phong.

Dẫn chứng của FPTS cho thấy, mặc dù việc trở thành công ty con của tập đoàn Thái Lan SCG giúp Nhựa Bình Minh chủ động vượt trội về nguồn nguyên liệu so với các đối thủ nhưng cũng đồng thời đẩy "ông lớn" này vào tình thế bị động do mẫu thuẫn lợi ích: Nhựa Bình Minh được lợi về giá thì TPC Vina phải chịu thiệt và ngược lại.

Diễn biến này phần nào giống với lý thuyết "song đề tù nhân" khi người này có lợi thì người kia chịu thiệt, còn nếu hợp tác để chia đều lợi ích - rủi ro thì kết quả đạt được của cả hai đều chỉ ở mức khiêm tốn.

Với trường hợp của Nhựa Bình Minh, ai lợi, ai thiệt phụ thuộc hoàn toàn vào tập đoàn Thái Lan SCG. Hay ở góc độ đầu tư, cổ đông của Nhựa Bình Minh lợi hay thiệt phụ thuộc hoàn toàn vào người Thái.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

Bị cổ đông 'bỏ quên', doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bất thành trong năm 2024 dù đã có các chương trình tặng quà, tri ân để thu hút cổ đông.

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

TTC Land báo lãi tăng bằng lần trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) ghi nhận mức lãi trước thuế chỉ 7 tỷ đồng. Song so với cùng kỳ năm trước, mức lãi này đã tăng tới 5,3 lần và hoàn thành hơn 43% kế hoạch năm.

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

'Mùa đông' khởi nghiệp Đông Nam Á: Gọi vốn 1 tỷ USD, thấp nhất trong hơn 5 năm

(VNF) - Theo một báo cáo gần đây trong ngành, trong quý I/2024, việc huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm, phản ánh sự suy giảm nguồn vốn kéo dài trong khu vực kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du vòng quanh châu Âu trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ. Được biết, những quốc gia mà ông Tập đi qua đều đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp nhiều cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn.

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

Fed trì hoãn giảm lãi suất, tỷ giá sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD?

(VNF) - Theo phân tích của nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của UOB, tỷ giá USD/VND sẽ dần hạ nhiệt trong những tháng cuối năm khi Fed bắt đầu lộ trình cắt giảm lãi suất.

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

Đường Quảng Ngãi: Dòng tiền kinh doanh âm, nợ tăng mạnh lên hơn 4.700 tỷ

(VNF) - Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu khủng đạt 2.522 tỷ đồng, tăng 393 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận gộp ghi nhận ở mức 807 tỷ đồng, tăng 212 tỷ đồng so với quý I/2023.

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

Thu lãi 336 tỷ nhờ bán cảng Nam Hải, Gemadept báo lợi nhuận tăng gấp đôi

(VNF) - Những con số công bố mới đây Gemadept cho thấy, lợi nhuận Quý 1/2024 đạt gần 560 tỷ đồng, tăng mạnh nhờ thương vụ chuyển nhượng cảng Nam Hải.

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

Không đối thủ, Xây dựng Tân Thịnh 'rộng đường' làm khu đô thị 1.400 tỷ tại Thái Nguyên

(VNF) - Dự án Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) tại phường Đắc Sơn, TP. Phổ Yên đã có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện với vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng·

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

Nhà ở xã hội Udic Eco Tower: Môi giới báo giá chênh 450 triệu đồng/căn

(VNF) - Mặc dù chưa đủ điều kiện để nhận đặt cọc căn hộ, chưa được chủ đầu tư mở bán nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin môi giới rao bán căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower, với phí chênh lệch tới 450 triệu đồng/căn hộ.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.