Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cụ thể, trong Báo cáo dự báo Tỷ giá và Ngoại hối toàn cầu mới nhất của Bộ phận Nghiên cứu Thị trường & Kinh tế Toàn cầu công bố ngày 3/5, nhóm nghiên cứu của UOB dự báo tỷ giá USD/VND sẽ ở mức 25.600 trong quý II/2024, 25.100 trong quý III/2024 và 24.800 trong quý IV/2024.
Sau cuộc họp mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của UOB duy trì kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất 2 lần vào tháng 9 và tháng 12 với mỗi lần 25 điểm phần trăm trong năm 2024.
Chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed muộn hơn dự kiến sẽ có tác động trực tiếp lên đồng USD. “Gần như chắc chắn đồng USD sẽ tiếp tục tăng mạnh, ít nhất là trong quý II/2024. Song, đồng USD sẽ lại suy yếu vào quý III/2024 khi Fed cắt giảm lãi suất”, nhóm nghiên cứu của UOB cho hay.
Đồng thời, sức mạnh của đồng USD vẫn ở mức cao sẽ tiếp tục khiến các đồng tiền châu Á suy yếu trong thời gian còn lại của quý II/2024. Cùng với xu hướng trên, tại thị trường Việt Nam, tỷ giá USD/VND cũng tăng kịch trần lên 25.463. Với kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed đang giảm dần, các chuyên gia của UOB dự đoán tỷ giá USD/VND có thể sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Đồng quan điểm, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng thuộc Học viện Ngân hàng cũng cho rằng áp lực tỷ giá sẽ giảm xuống khi Fed bắt đầu việc thực hiện giảm lãi suất.
Chia sẻ với VietnamFinance, đại điện của Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng thuộc Học viện Ngân hàng, nhận định: “Kể từ đầu năm đến nay, tỷ giá tăng mạnh trên cả hai thị trường tự do và ngân hàng thương mại. Mức tăng của tỷ giá xuất phát từ việc sức mạnh đồng USD tăng cao trở lại, sự chênh lệch lãi suất giữa hai thị trường Việt Nam và Mỹ cũng như nhu cầu nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào tăng cao dịp đầu năm”.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có nhiều biện pháp hạ nhiệt tỷ giá. Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Khoa học ngân hàng nhận định: “Tính đến 5/4, NHNN đã phát hành tổng cộng khoảng 173 nghìn tỷ đồng tín phiếu với mức lãi suất bình quân 1,3% - 2,7%.
Mục tiêu của việc phát hành này là nhằm rút bớt thanh khoản trong ngắn hạn tại thị trường 2, đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng tiến sát hơn tới lãi suất USD, từ đó giảm nguy cơ đầu cơ tỷ giá. Tuy nhiên, do thời hạn phát hành tín phiếu thường khá ngắn, nên tác động của công cụ chính sách này cũng chỉ có tính ngắn hạn”.
Thêm vào đó, việc NHNN bán ngoại tệ can thiệp, cung thêm ngoại tệ ra thị trường cùng với các phiên đấu thầu vàng miếng cũng đã góp phần giúp tỷ giá bớt “căng thẳng”, ông nói.
Về dài hạn, một khi Fed bắt nới lỏng chính sách tiền tệ, giá trị đồng bạc xanh giảm thì tỷ giá USD/VND cũng sẽ hạ nhiệt. Bên cạnh đó, tăng cung ngoại tệ từ việc tăng xuất khẩu và tăng dòng vốn quốc tế (FDI, kiều hối) chảy vào trong nước được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt áp lực lên tỷ giá, chuyên gia phân tích.
Song song với đó, trong tháng 3/2024, NHNN công bố Dự thảo thay đổi cơ sở xác định tỷ giá kỳ hạn giữa USD với tiền đồng trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi theo hướng linh hoạt hơn. Theo đó, thay vì việc xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định cũ (tỷ giá hiện hành và chênh lệch lãi suất do NHNN và Fed công bố), mức tỷ giá kỳ hạn sẽ được xác định trên cơ sở thỏa thuận của hai bên.
“Nếu được thông qua, Dự thảo này sẽ giúp xác định tỷ giá kỳ hạn được linh hoạt, kịp thời hơn, bám sát các diễn biến nhanh và khó lường của thị trường. Đồng thời, tỷ giá kỳ hạn được xác định một cách phù hợp giúp doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ ngoại tệ hợp lý, góp phần làm giảm áp lực lên thị trường ngoại hối”, chuyên gia này cho hay.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.