Căng thẳng gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình mang ‘củ cà rốt kinh tế’ tới châu Âu

Bích Hợp - 04/05/2024 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du vòng quanh châu Âu trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ. Được biết, những quốc gia mà ông Tập đi qua đều đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp nhiều cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn.

Căng thẳng leo thang

Những lời chỉ trích rằng Trung Quốc đang khiến thế giới tràn ngập công nghệ xanh giá rẻ đã kéo theo hàng loạt cuộc điều tra của Liên minh châu Âu (EU) về các chính sách công nghệ của Bắc Kinh.

Những mâu thuẫn gần đây được cho là có nguy cơ khiến chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới châu Âu sẽ trở nên gượng ép. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho biết Trung Quốc đã lên kế hoạch chu đáo cho chuyến đi này và “những cái bắt tay lạnh lùng hoặc trao đổi ngoại giao căng thẳng” sẽ không diễn ra.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc gặp năm 2023.

Trong khi Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron được cho là đã ủng hộ một cuộc điều tra quan trọng của EU về xe điện của Trung Quốc vào cuối năm ngoái, thì thời gian gần đây ông Macron dường như đang thực hiện một “cuộc tấn công quyến rũ” bằng dấu ấn cá nhân khi cố gắng lôi kéo đầu tư từ nền kinh tế số 2 thế giới.

Theo kế hoạch, ông Tập có chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp, Serbia và Hungary từ ngày 5 - 10/5 và Pháp sẽ là điểm dừng chân đầu tiên.

Thủ tướng Pháp Macron sẽ cùng ông Tập dùng bữa tối tại Cung điện Elysee ở Paris, trước khi đưa nhà lãnh đạo Trung Quốc tới một địa điểm ở dãy núi Pyrenees, nơi ông đã từng ở cùng bà ngoại khi còn nhỏ. 

Động thái đó có tính tương quan với việc ông Tập năm ngoái đã mời ông Macron uống trà tại dinh thự của thống đốc Quảng Đông, chức vụ từng do cha ông nắm giữ.

Những màn đáp lễ qua lại này có phần trái ngược với chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Bắc Kinh vào tháng trước. Ông Scholz đã lên tiếng chỉ trích các quan chức Trung Quốc về việc xuất khẩu tăng cao và kêu gọi ông Tập thuyết phục Nga chấm dứt cuộc chiến “điên rồ” ở Ukraine.

Phát biểu trước chuyến thăm của ông Tập, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian cho hay Trung Quốc coi các chuyến thăm cấp nhà nước là cơ hội để “mở ra những chương mới về đoàn kết và hợp tác” đồng thời “tiếp thêm động lực mới cho mối quan hệ của Bắc Kinh với EU".

“Mối quan hệ Trung Quốc-EU đã cho thấy đà phát triển vững chắc và ổn định, điều này có lợi cho cả hai bên”, ông Lin  nhấn mạnh thêm.

Mang theo “củ cà rốt” kinh tế

Pháp, Serbia và Hungary đều là những quốc gia đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, bất chấp hàng loạt cuộc điều tra của EU về chính sách công nghiệp của Bắc Kinh và những cảnh báo từ các quan chức ở Washington về những rủi ro tiềm ẩn.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Pháp đã tích cực triển khai hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Hiện nay, Pháp đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc trong EU và đóng vai trò dẫn đầu trong hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc - EU. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Pháp trên thế giới, sau Đức, Bỉ và Italy.

Sau Pháp, chặng dừng chân tiếp theo của ông Tập Cận Bình sẽ là Serbia và Hungary, nơi ông sẽ thảo luận những lợi ích của việc hợp tác kinh tế với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. 

Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới châu Âu được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ song phương và sự hợp tác có lợi cho cả hai bên.

Theo truyền thông châu Âu, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã lên kế hoạch thông báo việc nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Great Wall Motor sẽ mở một nhà máy tại quốc gia châu Âu này.

Công ty Công nghệ Amperex Đương đại (CATL) của Trung Quốc hiện cũng đang hợp tác với Mercedes-Benz AG xây dựng một cơ sở trị giá 7,6 tỷ USD ở Hungary, dự kiến sẽ tạo ra khoảng 9.000 việc làm.

Hungary là thành viên EU đầu tiên tham gia Sáng kiến ​​ Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Sáng kiến này nhằm tìm cách xây dựng đường sá, bến cảng, nhà máy điện và cơ sở hạ tầng khác trị giá hàng tỷ USD trên khắp châu Á, châu Phi và hơn thế nữa.

Chính phủ Hungary thời gian gần đây tăng cường mối quan hợp tác hệ kinh tế với Trung Quốc, trong đó sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy sản xuất pin xe điện (EV) của Trung Quốc trên khắp đất nước dành được nhiều sự chú ý nhất.

Gần Debrecen, thành phố lớn thứ hai của Hungary, một nhà máy sản xuất pin xe điện rộng gần 550 mẫu Anh, trị giá 7,9 tỷ USD đang được tiến hành xây dựng, đây là khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ ​​trước đến nay của Hungary.

Trung Quốc cũng đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng để nối Hungary với nước láng giềng phía nam Serbia, điểm dừng chân cuối cùng của ông Tập trong chuyến công du châu Âu.

Năm 2014, Hungary và Serbia đã ký một thỏa thuận với Bắc Kinh để hiện đại hóa tuyến đường sắt giữa thủ đô Budapest và Belgrade, một phần trong kế hoạch BRI. Dự án trị giá hơn 2 tỷ USD dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2026, sau nhiều lần trì hoãn.

Theo AP, Reuters
Sau cú đột kích chấn động châu Âu, DN Trung Quốc lo sợ ‘tiếng gõ cửa’

Sau cú đột kích chấn động châu Âu, DN Trung Quốc lo sợ ‘tiếng gõ cửa’

Tài chính quốc tế
(VNF) - Các cuộc đột kích vào cơ sở sản xuất của công ty Trung Quốc tại Ba Lan và Hà Lan đã gây ra "làn sóng chấn động khắp châu Âu", khiến ngay cả các luật sư tư vấn cho công ty này cũng "choáng váng".
Cùng chuyên mục
Tin khác