'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Dương Chí Dũng nguyên là chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an khởi tố về tội "Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngày 17/5/2012, hai tháng sau khi lên chức Cục trưởng Hàng hải, Dương Chí Dũng nhận được thông tin mình bị khởi tố, bắt tạm giam. Ngay lập tức, Dũng gọi điện cho em trai mình là Dương Tự Trọng (Phó giám đốc Công an Hải Phòng) để cầu cứu. Trọng đã hướng dẫn ông Dũng tạm thời đến trốn tại nhà bạn gái của ông ta là Hoàng Kim Nhung tại quận Cầu Giấy.
Tại Hải Phòng, Dương Tự Trọng cùng 2 người thân tín là Vũ Tiến Sơn (Phó Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng) và Hoàng Văn Thắng (cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm môi trường, Công an Hải Phòng) bàn kế hoạch tổ chức cho ông Dũng trốn đi nước ngoài.
Theo kế hoạch, Sơn mượn chiếc Porsche của bạn giao cho Thắng lái đến đón Phạm Minh Tuấn (Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng, bạn thân của ông Trọng) tới Hà Nội để lo liệu. Theo hẹn, xe dừng ở Phố Nối (Hưng Yên) để gặp ông Trọng. Sơn và Tuấn được dặn đến nhà cô Nhung đón ông Dũng.
Tối 17/5/2012, xe về đến Hà Nội và ông Dũng được đón đưa về nhà bố của cô Nhung tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Sau đó, Sơn cùng Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ hải quan Hải Phòng) và Trần Văn Dũng (Dũng "Bắc Kạn", giang hồ đất Cảng) thống nhất sẽ tổ chức cho ông Dũng vào TP. HCM, qua đường tiểu ngạch qua cửa khẩu biên giới Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) trốn sang Campuchia, rồi đi sang Mỹ.
Thực hiện kế hoạch, sáng 20/5/2012, tại phòng làm việc, ông Trọng yêu cầu Thắng cùng Nguyễn Trọng Ánh (cán bộ Công an Hải Phòng) chiều hôm sau đến Quảng Ninh đón ông Dũng đi đường bộ vào TP. HCM. Xe được ông Trọng bố trí trợ lý riêng của mình lái. Theo yêu cầu của ông Trọng, Thắng và Ánh sử dụng sim rác để liên lạc. Điện thoại chính phải để ở nhà.
Chiều cùng ngày, ông Trọng và Sơn đã đi máy bay vào TP. HCM để đón. Khi vào đến TP. HCM, theo yêu cầu của ông Trọng, chiếc Prado chở ông Dũng xuyên Việt được thay bằng chiếc Mercedes mang biển TP. HCM mượn của người quen ông Trọng. Ông Dũng nhận túi tiền và điện thoại do em trai chuẩn bị.
Tối 23/5/2012, đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, ông Dũng được đưa trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch; còn Phong (dùng hộ chiếu giả) và Dũng "Bắc Kạn" xuất cảnh công khai. Gặp nhau tại một casino, hai người này đưa tiếp ông Dũng vào thủ đô Phnôm Pênh. Sáng hôm sau, trợ lý của ông Trọng lái chiếc Prado quay trở lại Hải Phòng.
Trưa 24/5/2012, Phong mua vé máy bay và cùng ông Dũng sang Singapore để làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ. Dũng "Bắc Kạn" quay trở về Việt Nam. Do không được nhập cảnh vào Mỹ, ngày 27/5/2012, ông Dũng quay về Campuchia.
Hay tin kế hoạch bỏ trốn không thuận lợi, ông Trọng yêu cầu Sơn liên lạc với Phong và Dũng "Bắc Kạn" tiếp tục thu xếp cho ông Dũng trốn tại Campuchia. Dũng "Bắc Kạn" liên lạc với một người quen, nhờ bố trí nhà cho ông Dũng. Ngày 29/5/2012, Phong sang Campuchia để động viên ông Dũng và tiếp tế thêm 4.000 USD.
Ông Trọng sau đó giao gói tiền 30.000 USD cho Sơn, yêu cầu Dũng "Bắc Kạn" sang Campuchia đưa tiền cho ông Dũng và thu xếp nơi ăn ở. Ngày 3/6/2012, Dũng "Bắc Kạn" đã thực hiện yêu cầu này.
Sau thời gian truy tìm ông Dũng ở trong nước không có kết quả, cơ quan điều tra đã liên hệ với Interpol để phát lệnh truy nã quốc tế. Để đảm bảo an toàn cho ông Dũng, ngày 6/7/2012, Phong lại sang Campuchia thu xếp cho ông Dũng chuyển đến nhà người quen của mình. Ngày 4/9/2012, ông Dũng bị cơ quan chức năng Campuchia và Việt Nam bắt giữ.
5 tháng sau (ngày 22/2/2013), ông Trọng bị bắt khi đang giữ chức Phó cục trưởng Cục cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội, Bộ Công an.
Trung tuần tháng 7/2010, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thông báo kết luận ông Phạm Thanh Bình (nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) có dấu hiệu thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
Một tháng sau đó, Tổng cục An ninh, Bộ công an xác lập chuyên án điều tra những hành vi sai phạm trong quản lý kinh tế của một số cá nhân tại Vinashin. Qua đó, cơ quan chức năng đã khởi tố tổng cộng 12 vụ án, bắt tạm giam 30 bị can và truy nã 2 người.
Kết thúc điều tra giai đoạn một, nhà chức trách xác định còn một số người giữ vai trò mắt xích quan trọng trong vụ án đang bỏ trốn cùng tiền, tài sản lớn của Nhà nước chưa được thu hồi. Trong số này có Giang Kim Đạt - nguyên là quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty Vinashinlines.
Tài liệu điều tra thể hiện, Giang Kim Đạt có hành vi cố ý làm trái và "rút ruột" trong vụ mua tàu Hoa Sen. Đáng chú ý, trước khi vụ án được khởi tố, Đạt đã đoán được nên lẩn trốn ra nước ngoài.
Từ tháng 8-11/2010, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can Giang Kim Đạt, ra quyết định truy nã, gửi thông báo đến Interpol.
Quá trình truy xét, cơ quan điều tra đã dựng được hành trình trốn chạy truy nã 5 năm của Đạt. Theo đó bị can đã di chuyển từ Việt Nam sang Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và nhiều nước khác. Trong 5 năm đó, điểm dừng chân lâu nhất của Đạt là Singapore.
Được sự phối hợp của cơ quan an ninh nước bạn và Tổ chức cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol), Ban chuyên án phát hiện Giang Kim Đạt sống trong một căn hộ cao cấp trị giá hơn 3 triệu USD ở Singapore. Ngày 7/7/2015, sau hơn 5 năm trốn truy nã, Giang Kim Đạt sa lưới.
Tại cơ quan điều tra, Đạt đã thừa nhận hành vi phạm tội Tham ô tài sản. Trong thời gian làm việc ở Vinashinlines (2006-2008), Đạt đảm nhiệm quyền Trưởng phòng Kinh doanh, chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc (Trần Văn Liêm) kinh doanh mua bán tàu, khai thác tàu của công ty.
Đạt đã thông đồng, cấu kết với nước ngoài gửi giá ăn chia hoa hồng. Theo đó, Đạt đòi hoa hồng 1% giá trị hợp đồng mua tàu và tiền chênh lệch khi cho thuê tàu từ 1 đến 2 giá. Nhà chức trách xác định Đạt trực tiếp tham gia quá trình đàm phán giá cả, điều khoản hợp đồng mua 7 tàu cũ (chưa tính tàu Hoa Sen).
Tổng số tiền Đạt hưởng lợi từ các giao dịch mua 7 tàu lên đến 1 triệu USD. Cùng với đó, Đạt đàm phán, ký kết hợp đồng cho thuê 9 tàu; thỏa thuận với các đối tác nước ngoài giảm giá thuê để hưởng chênh lệch, với tổng số tiền khoảng 17,6 triệu USD.
Nhận thức số tiền được hưởng chênh lệch trên là thu nhập bất chính, vi phạm pháp luật và để tránh cơ quan chức năng phát hiện, Đạt không tự đứng ra mở tài khoản nhận tiền mà thông qua người thân trong gia đình (ông Giang Văn Hiển - bố đẻ Đạt), mở tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau.
Chờ khi tiền về, Đạt báo ông Hiển rút và chuyển sang sổ tiết kiệm đứng tên người thân. Đạt sử dụng số tiền này chi tiêu cá nhân, mua bất động sản và gần 10 xe ô tô đứng tên người thân. Ngoài căn hộ trị giá 3,6 triệu USD tại Singapore do Đạt đứng tên, trước đó bị can còn đầu tư một căn hộ tại đảo Sentosa, Singapore và đã bán.
Đầu tháng 6/2016, sự vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, sử dụng chiếc xe tư nhân loại Lexus nhưng lại mang biển số xanh đã gây xôn xao dư luận.
Trước tình hình này, ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo đó Tổng Bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo chí phản ánh về việc sử dụng xe tư gắn biển xanh và những vấn đề liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo kết luận về vụ việc trên. Theo đó, với trách nhiệm là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng giám đốc Tổng công ty PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng (giai đoạn 2011- 2013).
Ngày 19/8, Trịnh Xuân Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đây.
Tiếp đó, ngày 8/9, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có quyết định kỷ luật khai trừ Trịnh Xuân Thanh khỏi Đảng.
Ngày 15/9, Bộ Công an đã ra Quyết định số khởi tố vụ án hình sự cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC và các đơn vị thành viên.
Đồng thời Bộ cũng ra quyết định khởi tố 4 bị can gồm: Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc); Nguyễn Mạnh Tiến (Phó tổng giám đốc); Trương Quốc Dũng (nguyên Phó tổng giám đốc); Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC). Cùng ngày, Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can với Trịnh Xuân Thanh với tội danh trên.
Sau khi xác định đối tượng đã bỏ trốn, ngày 16/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phát thông báo truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế bị can Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 15/3/2017, tại phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo tại vụ án lừa bán đất cho gần 500 khách hàng ở dự án khu đô thị Thanh Hà A (Hà Nội), Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã xác định nghi can Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến vụ án nên đã công bố quyết định khởi tố đối tượng này về tội tham ô tài sản.
Tháng 4/2017, tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo, đã nhấn mạnh tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại PVC; bằng mọi giá truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án.
Ngày 31/7, Bộ Công an cho biết Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.
Ngày 26/12/2017, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố Trịnh Xuân Thanh về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" trong vụ án xảy ra tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.
Ngày 28/12/2017, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tiếp tục ban hành cáo trạng truy tố Trịnh Xuân Thanh cùng 7 đồng phạm trong vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land) và Công ty Cổ phần Minh Ngân.
Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79, được xem là "trùm" bất động sản của thành phố Đà Nẵng.
Ngày 20/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ về tội "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước".
Sau khi xác định ông Vũ không có mặt tại nơi cư trú và cũng không biết đang ở đâu, ngày 21/12, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định truy nã.
Theo Bộ Công an, Phan Văn Anh Vũ đã bỏ trốn sang Singapore và bị cơ quan chức năng của nước này tạm giam vì vi phạm Luật di trú của Singapore. Singapore sau đó đã trục xuất Phan Văn Anh Vũ về nước.
Ngày 4/1/2018, Bộ Công an chính thức ra thông báo, khẳng định đã bắt được Vũ "nhôm" sau 14 ngày truy nã.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.