Ông Phạm Minh Chính: 'Giảm 1% chi thường xuyên là có 10.000 tỷ đầu tư'

Hoài Thu - 29/10/2019 22:29 (GMT+7)

Nhắc đến tinh giản bộ máy, Trưởng ban Tổ chức Trung ương nêu con số tổng chi thường xuyên, trong đó chi cho bộ máy rất lớn, chỉ cần giảm 1% là có 10.000 tỷ chi đầu tư phát triển.

VNF
Ông Phạm Minh Chính.

Phát biểu tại tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội ngày 29/10, nhiều đại biểu nhắc tới vấn đề thay đổi về con người và bộ máy.

Chia sẻ với ý kiến này, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cũng cho rằng tổ chức bộ máy luôn là vấn đề rất nhạy cảm, khó khăn.

Giảm chi thường xuyên để lo đầu tư phát triển

Với quy luật tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, nhiệm vụ thay đổi thì bộ máy tổ chức thay đổi, cơ cấu cán bộ cũng phải thay đổi theo để đáp ứng tình hình, Trưởng ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh “ta không có gì phải sốt ruột vì mọi sự thay đổi”.

Trong vấn đề tổ chức bộ máy, ông Chính nhấn mạnh tinh thần của nghị quyết trung ương là xây dựng bộ máy tinh gọn nhưng phải hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

“Ta không thể để bộ máy cồng kềnh như hiện nay. Năm 2017 chi thường xuyên chiếm 64% tổng chi ngân sách. Nếu giảm được chi tiêu thường xuyên sẽ tăng chi tiêu cho đầu tư phát triển”, ông Chính nói.

Với 1 triệu tỷ đồng từ tổng chi thường xuyên của ngân sách (trong đó có chi cho bộ máy), Trưởng ban Tổ chức Trung ương tính toán chỉ cần giảm 1% thôi, chúng ta cũng có thêm 10.000 để chi cho đầu tư phát triển. Theo ông, việc này là hiệu quả và rất cần thiết trong điều kiện ngân sách của ta còn hạn hẹp.

Song, ông Chính lưu ý, tinh giản bộ máy phải cân bằng với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy, tinh giản biên chế phải gắn với cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức, việc chức cho phù hợp. Đi kèm với đó là khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng vị trí việc làm và miêu tả khung năng lực.

“Cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng thì cương quyết phải làm. Những gì chưa có trong quy định nhưng nảy sinh trong thực tiễn thì ta mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa hoàn thiện, từng bước mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội”, ông Chính nhấn mạnh.

Theo quan điểm của Trưởng ban Tổ chức Trung ương, không nhất thiết cơ quan, đơn vị, địa phương nào cũng có bộ máy giống nhau. Vì từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của các cơ quan, địa phương là khác nhau.

Giải pháp được đưa ra là phải rà soát kỹ lại thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi đơn vị công tác, mỗi địa phương với tinh thần “một việc chỉ giao một cơ quan, một người đảm nhận và một người, một cơ quan có thể đảm nhận nhiều việc”.

Đồng thời, cái gì doanh nghiệp, xã hội làm được và làm tốt hơn thì nên giao cho doanh nghiệp, xã hội làm. Nhưng ông Chính lưu ý, nhà nước phải nắm quyền chi phối khi cần thiết nếu có liên quan an ninh quốc phòng.

Người tài hết tuổi làm quản lý có thể ứng cử làm đại biểu chuyên trách

Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh quan điểm tinh giản bộ máy, tăng cường phân cấp phân quyền, ủy quyền phải đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực.

Nhắc đến vấn đề cải cách hành chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho rằng phải vào thực tiễn mới biết để cải cách, còn nếu ngồi một chỗ sẽ không nghĩ hết được, có nghiên cứu kỹ đến mấy cũng không thể phủ hết các góc cạnh của cuộc sống.

“Tôi thấy cái này thấm thía lắm. Tối hôm nay ngồi làm thấy rất hay nhưng sáng hôm sau nghĩ lại thấy mâu thuẫn thực tiễn nên phải ngồi sửa”, ông Chính chia sẻ và nói chúng ta cứ làm, chấp nhận một phương án rồi trong quá trình thực hiện ta sửa nếu phát hiện ra bất cập.

Ông cũng nhắc đến vấn đề phải bàn nhiều là nâng cao phẩm chất, uy tín, trình độ, năng lực, của cán bộ. Vì muốn có hiệu lực, hiệu quả, có năng suất cao thì bản thân cán bộ công chức, viên chức, và các đại biểu Quốc hội phải làm sao năng cao năng lực, phẩm chất để được người dân yêu quý hơn.

Góp ý cụ thể ở góc độ Quốc hội, ông Chính nhất trí quan điểm cần tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách, ít nhất đảm bảo tỷ lệ 35%.

Hướng đi được ông Chính đề xuất là với các đại biểu sau khi hết tuổi làm công tác quản lý ở Quốc hội mà có kinh nghiệm, uy tín, đủ sức khỏe, có năng lực và tâm huyết, mong muốn cống hiến thì nên xây dựng cơ chế để các họ có thể ứng cử tham gia làm đại biểu chuyên trách.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Doanh thu tăng gấp 3, lãi quý I của Hancorp chỉ 1,5 tỷ

Doanh thu tăng gấp 3, lãi quý I của Hancorp chỉ 1,5 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp, UPCoM: HAN) kết thúc quý I/2024 với khoản lãi sau thuế chỉ 1,5 tỷ đồng. Dù vậy, so với cùng kỳ, mức lãi này đã tăng gấp 5,4 lần.

 Rủi ro của Phú Tài: Tồn kho 1.200 tỷ, khách nợ tiền hàng 800 tỷ

Rủi ro của Phú Tài: Tồn kho 1.200 tỷ, khách nợ tiền hàng 800 tỷ

(VNF) - Theo báo cáo tài chính quý I/2024, Công ty cổ phần Phú Tài ghi nhận nguồn doanh thu khá khủng với 1.437 tỷ đồng, tăng 28 tỷ đồng so với cùng cùng kỳ năm trước.

Tăng mức giảm trừ gia cảnh: Những câu chuyện từ chi tiêu thực tế

Tăng mức giảm trừ gia cảnh: Những câu chuyện từ chi tiêu thực tế

(VNF) - Mức giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc được cho là ngày càng “bị bỏ lại phía sau” so với mức tăng thu nhập, đặc biệt là chi tiêu thực tế. Do đó, các chuyên gia cho rằng cần phải sửa đổi sớm để tránh gây thiệt hại cho người dân.

Thủ tướng: Tăng cường chống tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng cao tốc

Thủ tướng: Tăng cường chống tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng cao tốc

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, tập trung xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người'

Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người'

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Quảng Bình: Gọi vốn 500 tỷ làm khu nhà ở rộng 10ha ở Đồng Hới

Quảng Bình: Gọi vốn 500 tỷ làm khu nhà ở rộng 10ha ở Đồng Hới

(VNF) - Nhà đầu tư sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật; xây thô, hoàn thiện mặt ngoài khoảng 37 căn với chiều cao 3 tầng; xây dựng hệ thống nhà ở xã hội, trung tâm thương mại, trường học, nhà văn hoá...

CC1: Quý I, doanh thu tăng gấp 2,5 lần, đạt gần 1.400 tỷ

CC1: Quý I, doanh thu tăng gấp 2,5 lần, đạt gần 1.400 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (UPCoM: CC1) chứng kiến doanh thu thuần tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024. Song do không còn doanh thu tài chính lớn như cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 6%.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.

Thanh Hóa: Chọn nhà đầu tư làm khu dân cư 450 tỷ, bám đường Hồ Chí Minh

Thanh Hóa: Chọn nhà đầu tư làm khu dân cư 450 tỷ, bám đường Hồ Chí Minh

(VNF) - Dự án sẽ đâu tư xây dựng 61 công trình nhà ở xây thô, hoàn thiện mặt trước; 273 lô đất ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô bán nền.

 'Rủi ro bên ngoài có thể kéo sụt đà tăng trưởng'

'Rủi ro bên ngoài có thể kéo sụt đà tăng trưởng'

(VNF) - Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng rủi ro từ các yếu tố bất định bên ngoài có thể là nguyên nhân kéo tới sự tụt giảm đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Công trường xây cầu 1.500 tỷ vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Đáy sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Ghi nhận cho thấy, sau hơn 7 tháng thi công, tiến độ dự án đã hoàn thành nhiều trụ cầu trên cạn. Các trụ cầu ở lòng sông cũng đang được gấp rút thi công xây dựng.