Chi thường xuyên cao nhất trong 3 năm, phát hiện 38 địa phương sử dụng sai hơn 3.000 tỷ
Lê Nguyễn -
22/05/2019 17:00 (GMT+7)
(VNF) - Quyết toán chi ngân sách 2017, chi thường xuyên là 881.687 tỷ đồng, bằng 65% tổng số chi theo dự toán, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
38 địa phương sử dụng sai hơn 3.000 tỷ
Báo cáo về tình hình chi ngân sách nhà nước năm 2017, Kiểm toán Nhà nước cho biết đối với chi thường xuyên, hầu hết các bộ, cơ quan trung ương được kiểm toán còn tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi không đúng nguồn. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xuất toán thu hồi nộp ngân sách nhà nước 327 tỷ đồng.
Theo Kiểm toán Nhà nước, một số địa phương điều hành chi ngân sách trong điều kiện hụt thu (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) chưa phù hợp quy định.
Đặc biệt có 38/49 địa phương được kiểm toán sử dụng sai nguồn kinh phí lên tới 3.104,9 tỷ đồng.
Các địa phương này gồm: Hà Nội 127,6 tỷ đồng; Bến Tre 555,5 tỷ đồng; Bình Phước 330 tỷ đồng; Ninh Bình 313,9 tỷ đồng; Vĩnh Phúc 311 tỷ đồng; Hà Nam 285,9 tỷ đồng; Hòa Bình 195,2 tỷ đồng; Khánh Hòa 147,6 tỷ đồng; Đắk Lắk 118,3 tỷ đồng; Quảng Ninh 108 tỷ đồng; Thái Bình 81,8 tỷ đồng; Bình Định 74,2 tỷ đồng...
Trong số 38 địa phương này, có 12 địa phương sử dụng 286,9 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, nguồn thu sử dụng đất... để bổ sung chi thường xuyên sai quy định, gồm: Nghệ An 85,3 tỷ đồng; Bình Định 73 tỷ đồng; Đắk Nông 61 tỷ đồng; Thái Nguyên 14,4 tỷ đồng; Ninh Bình 13,1 tỷ đồng...
Kết quả kiểm toán 49 địa phương cũng chỉ ra 23 địa phương chi hỗ trợ không đúng nhiệm vụ chi theo phân cấp 462 tỷ đồng, gồm: Hà Nội 130 tỷ đồng; Đà Nẵng 30 tỷ đồng, Lạng Sơn 90 tỷ đồng; Quảng Ninh 51 tỷ đồng; Thanh Hóa 50,5 tỷ đồng; Quảng Nam 40,6 tỷ đồng; Ninh Bình 11,9 tỷ đồng; Gia Lai 10,6 tỷ đồng; Lai Châu 7,7 tỷ đồng; Thái Bình 7,3 tỷ đồng; Quảng Ngãi 7,2 tỷ đồng; Thái Nguyên 5,8 tỷ đồng; Bạc Liêu 5 tỷ đồng…;
20 địa phương chưa thu hồi kinh phí tiền lương đã giao cho các cơ sở khám chữa bệnh khi thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BTC-BYT với tổng giá trị 440,8 tỷ đồng, gồm: Đà Nẵng 116,1 tỷ đồng; Hải Dương 32,1 tỷ đồng; Quảng Nam 28,6 tỷ đồng; Nghệ An 27,8 tỷ đồng; Bình Phước 26,5 tỷ đồng; Hà Nam 26,1 tỷ đồng; Đắk Lắk 25,6 tỷ đồng; Kon Tum 24,5 tỷ đồng; Đăk Nông 24,3 tỷ đồng…;
32 địa phương có kinh phí tồn hết nhiệm kỳ chưa hoàn trả ngân sách trung ương với tổng số tiền lên tới 1.020 tỷ đồng, gồm: Quảng Ngãi 116,7 tỷ đồng; Trà Vinh 97,5 tỷ đồng; Kiên Giang 76,9 tỷ đồng; Gia Lai 67,3 tỷ đồng; Kon Tum 49,4 tỷ đồng; Lâm Đồng 39,3 tỷ đồng; Đắk Lắk 31 tỷ đồng…
Ngoài ra, có 10 địa phương báo cáo chưa đầy đủ nguồn cải cách tiền lương được để lại từ nguồn thu học phí, viện phí và thu sự nghiệp khác, nguồn năm trước chuyển sang hoặc xác định vượt nhu cầu cải cách tiền lương với tổng số tiền 1.271 tỷ đồng, gồm: Khánh Hòa 289 tỷ đồng; Quảng Ngãi 218,5 tỷ đồng; Nam Định 146 tỷ đồng; Ninh Thuận 138,7 tỷ đồng; Lào Cai 77,8 tỷ đồng; Kon Tum 61,6 tỷ đồng; Lai Châu 65,2 tỷ đồng; Đắk Lắk 58,7 tỷ đồng...
Một số đơn vị tại 47/49 địa phương chưa trích lập đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định 1.101 tỷ đồng gồm: TP. Hồ Chí Minh 76,7 tỷ đồng; Hà Nội 24,9 tỷ đồng; Gia Lai 140,5 tỷ đồng; Sóc Trăng 115,6 tỷ đồng; Hòa Bình 91,4 tỷ đồng; Thanh Hóa 60,9 tỷ đồng; Kiên Giang 52,7 tỷ đồng; Đắk Lắk 50,9 tỷ đồng; Bình Phước 40 tỷ đồng; Bà Rịa - Vũng Tàu 40 tỷ đồng; Đắk Nông 36,4 tỷ đồng; Lâm Đồng 27,8 tỷ đồng; Khánh Hòa 27,6 tỷ đồng; Quảng Ngãi 26,7 tỷ đồng; Thái Nguyên 19,7 tỷ đồng; Ninh Bình 18,7 tỷ đồng; Lạng Sơn 18,4 tỷ đồng; Hà Nam 14,5 tỷ đồng; Hà Giang 13,7 tỷ đồng; Bến Tre 13,8 tỷ đồng; Bạc Liêu 9 tỷ đồng; Nghệ An 7 tỷ đồng…
23/49 địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương cho mục đích khác sai quy định 963 tỷ đồng, gồm: Hà Nội 113 tỷ đồng; tỉnh Hà Nam 279,4 tỷ đồng; Hòa Bình 135,3 tỷ đồng; Quảng Ninh 108 tỷ đồng; Thái Bình 76,3 tỷ đồng; Thanh Hóa 66,2 tỷ đồng; Vĩnh Phúc 53 tỷ đồng; Bến Tre 35,8 tỷ đồng…
Đáng chú ý, tình trạng chi sai này không phải lần đầu diễn ra. Hồi năm ngoái, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết có 31/47 địa phương được kiểm toán sử dụng sai nguồn kinh phí 1.952 tỷ đồng.
(VNF) - Hàng loạt phiên đấu giá cổ phần, thoái vốn Nhà nước bị huỷ vì thiếu vắng nhà đầu tư. Phía doanh nghiệp tỏ ra e ngại vì mức định giá cao, khiến mức sinh lời thấp hơn kỳ vọng.
Tài sản 4 tỷ phú USD của Việt Nam đã giảm 743 triệu USD (gần 20.000 tỷ đồng) chỉ sau một đêm. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan - văng khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes.
(VNF) - Sáng 4/4, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến tiêu cực. Tuy nhiên lực cầu bắt đáy đã bắt đầu xuất hiện, giúp VN-Index thu hẹp đà giảm.
(VNF) - Sau khi cổ đông sáng lập Dragon Capital Finance Limited rút lui, VIS Rating vẫn là công ty xếp hạng tín nhiệm duy nhất có sự hậu thuẫn của cổ đông nước ngoài.
(VNF) - Trong giai đoạn nhạy cảm này, nhà đầu tư chứng khoán được khuyến nghị nên giảm margin, cơ cấu danh mục về mức an toàn, và chỉ nên cân nhắc mua trading nếu thị trường tiếp tục hoảng loạn.
(VNF) - Theo lãnh đạo UBCKNN, hiện tượng bán ròng của khối ngoại trong phiên giao dịch 3/4 là do tác động của chính sách thuế quan mới từ Mỹ. Trước đó, thị trường không xảy ra tình trạng bán ròng bất thường, khi tổng giá trị này chỉ chiếm 1,9% danh mục của khối ngoại.
(VNF) - Để việc hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động được suôn sẻ, Cơ quan thuế lưu ý người nộp thuế (NNT) cần chủ động kiểm soát thông tin và trung thực kê khai
(VNF) - Chính sách thuế quan mới từ phía Mỹ đã cuốn trôi thành quả tích luỹ trong suốt quý I của VN-Index. Hai phiên giao dịch xanh rực trước đó, tưởng chừng là tín hiệu cho một quý khởi sắc, bỗng hoá thành “lời nói dối” đầy nghiệt ngã của tháng Tư khi thị trường ghi nhận hàng loạt kỷ lục buồn.
(VNF) - Không nằm ngoài dự báo, tâm lý hoảng loạn sau thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ đã đẩy thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái bán tháo. VN-Index mất hơn 82 điểm, mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
(VNF) - Theo ông Phạm Lưu Hưng, mức thuế quan mới của Mỹ có thể gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam, nhưng cũng mở ra cơ hội tái định giá thị trường.
(VNF) - Trước thời điểm Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường chứng khoán khiến chỉ số VN-Index không thể duy trì được sức bật.
(VNF) - Cẩm nang Quản trị công ty 2025 ra mắt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang tiến sát tới ngưỡng cửa nâng hạng, được kỳ vọng sẽ trở thành bộ công cụ hữu hiệu hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong hành trình quản trị công ty vì sự phát triển bền vững.
(VNF) - Theo thông báo mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), KRX dự kiến vận hành vào ngày 5/5 trùng với ngày hiệu lực áp dụng của chỉ số kỳ tháng 4/2025.
(VNF) - Các chuyên gia đánh giá, nghề hoạch định tài chính cá nhân đã khẳng định vai trò cốt lõi trong việc giúp cá nhân và doanh nghiệp tối ưu hóa tài chính, hướng tới phát triển bền vững. Do đó, cần sớm chuẩn hóa khung năng lực nghề này theo tiêu chuẩn quốc tế
(VNF) - Theo ông Lee Dong Won (MASVN), khi hệ thống KRX vận hành, nếu các sản phẩm mới được triển khai đồng bộ, thanh khoản thị trường có thể tăng gấp 2 - 3 lần so với hiện tại.
(VNF) - Bộ Tài chính đánh giá, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tăng nhưng số thuế thu được còn thấp. Do đó, cần tăng hiệu quả quản lý thuế, ngăn chặn trốn thuế trên nền tảng TMĐT và kinh doanh số
(VNF) - "Tôi nghĩ làm ngành chứng khoán vẫn là điều may mắn vì ngoài kia có rất nhiều ngành nghề gặp khó khăn", CEO Vietcap Tô Hải chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.
(VNF) - Hàng loạt phiên đấu giá cổ phần, thoái vốn Nhà nước bị huỷ vì thiếu vắng nhà đầu tư. Phía doanh nghiệp tỏ ra e ngại vì mức định giá cao, khiến mức sinh lời thấp hơn kỳ vọng.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.