Tài chính quốc tế

PwC gợi ý 5 lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng nóng của Việt Nam

(VNF ) - 5 lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng nóng của Việt Nam mà PwC gợi ý là thuê ngoài quy trình kinh doanh (dịch vụ BPO); năng lượng mới; khách sạn hạng sang; kinh doanh nông nghiệp theo hướng hiện đại và ngân hàng bán lẻ.

PwC gợi ý 5 lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng nóng của Việt Nam

Công ty tư vấn PwC Việt Nam vừa công bố báo cáo mang tên "Spotlight on Viet Nam" (Tiêu điểm Việt Nam) được thực hiệnnhân dịp Việt Nam đảm nhận vai trò chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong năm 2017, với mục đích cung cấp một cái nhìn toàn diện về triển vọng tươi sáng của nền kinh tế Việt Nam.

Theo đánh giá của PwC, trong những năm qua, Việt Nam đã tăng trưởng liên tục, thể hiện qua sức hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng cao. Với lực lượng lao động trẻ và dồi dào, nền kinh tế mang tính cạnh tranh cao, một Chính phủ luôn cam kết thúc đẩy sự tăng trưởng và những nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, "Việt Nam là điểm đến đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội phát triển".

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam nhận định: "Các nhà đầu tư cần hiểu được các tiềm năng, cơ hội, thách thức cũng như mức độ phức tạp của thịtrường để có thể thành công tại Việt Nam. Tư duy "Một giải pháp áp dụng cho mọi hoàn cảnh" sẽ không hiệu quả nếu các nhà đầu tư mong muốn tăng trưởng bền vững ở đất nước năng động này. Vì vậy, việc hiểu những điểm khác biệt của Việt Nam so với các nền kinh tế khác sẽ giúp các doanhnghiệp nước ngoài xây dựng được chiến lược tiếp cận thị trường khả thi và thành công".

Trong ấn phẩm, PwC không chỉ tập trung vào những động lực phát triển chính của nền kinh tế mà còn đi sâu vào những ngành có tiềm năng đầu tư lớn nhất. 

5 lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng nóng của Việt Nam mà PwC gợi ý trong ấn phẩm là thuê ngoài quy trình kinh doanh (dịch vụ BPO); năng lượng mới; khách sạn hạng sang; kinh doanh nông nghiệp theo hướng hiện đại và ngân hàng bán lẻ.

Trong số những ngành đáng chú ý được đề cập trong bản báo cáo, lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp thuê ngoài (BPO) đã chứng kiến tốc độ phát triển từ 20% đến 35% hàng năm trong vòng một thập niên qua. 

Nhu cầu năng lượng mới ở Việt Nam cũng khiến cho ngành năng lượng mặt trời và nănglượng gió trở thành một lựa chọn đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài. 

Số lượng khách nước ngoài đến du lịch ngày càng tăng và sự tăng trưởng về chi tiêu của tầng lớp trung lưu đồng nghĩa với tiềm năng đầu tư lớn vào ngành khách sạn cao cấp.

Bên cạnh đó, nỗ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệpđã góp phần hiện đại hóa ngành nông nghiệp và thực phẩm. 

Trong bối cảnh công nghệ tài chính(fintech) được đánh giá sẽ hỗ trợ Việt Nam chuyển mình từ một xã hội chỉ sử dụng tiền mặt sang sử dụng công nghệ thanh toán, nhu cầu trong ngành ngân hàng bán lẻ được dự báo sẽ gia tăng, khiến khối này trở thành một ngành quan trọng đáng chú ý.

Bà Quỳnh Vân cho biết: "Những ngành này cho thấy Việt Nam có tiềm năng cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị, và khai thác nguồn nhân lực, kiến thức và nền tảng công nghệ một cách tốt hơn". 

Cũng theo lãnh đạo PwC, đây là thời điểm chín muồi đểthương hiệu Việt Nam được thiết lập và công nhận, không chỉ nhờ vào các ngành sản xuất thâm dụnglao động mà còn nhờ sức bật để chuyển mình thành một nền kinh tế thu nhập cao. 

Cùng với việc có thêm các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn gia nhập thị trường Việt Nam, theo PwC, các doanh nghiệp nội địa cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể nắm bắt các cơ hội. Doanh nghiệp nên tham gia đối thoại cởi mở với chính phủ để chia sẻ kiến thức về những diễn biến trong các ngành trọng điểm đầy tiềm năng. 

Ông Grant Dennis, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn Hoạt động của PwC Việt Nam chia sẻ: "Các doanh nghiêp Việt Nam phải ở tâm thế sẵn sàng thay đổi để nắm bắt cơ hội phát triển. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay, các doanh nghiệp sẽ thành công khi biết thích nghi và định vị mình một cách có chiến lược và lâu dài thông qua một số điểm giúp họ trở nên khác biệt trên thị trường. Quan trọng là có được một chiến lược kỹ thuật số để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Để làm được điều đó, các CEO cần đặt ra những câu hỏi quan trọng cho bản thân như là: cách nào để giúp doanh nghiệp của tôi chuyển biến; làm thế nào đạt được mục tiêu tăng trưởng với chi phí hiệu quả; và làm sao để sự chuyển mình này bền vững?"

Tin mới lên