Thế giới tuần qua: ‘Hoang mang’ trước biến chủng Covid-19 mới, Trung Quốc lập kỷ lục kim ngạch thương mại

Quỳnh Anh - 15/01/2022 16:02 (GMT+7)

(VNF) - Trong tuần thứ 2 của năm mới 2022, sự xuất hiện của biến chủng Covid-19 mới có tên Deltacron, các thông tin về tăng trưởng kinh tế thế giới và vấn đề chính trị sau cuộc bạo loạn tại Kazakhstan dành được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

VNF
Bất chấp những rủi ro liên quan tới lợi ích quốc gia, Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Nga đưa quân tới Kazakhstan.

Phát hiện biến chủng Covid-19 “lai” giữa Delta và Omicron

Ngày 8/1, Bộ trưởng Y tế Cộng Hoà Cyprus thông báo một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được đặt tên là Deltacron đã được phát hiện ở quốc gia này, do một nhóm nghiên cứu tại Đại học Cyprus nghiên cứu và công bố.

Biến thể mới của SARS-CoV-2 có chung nền tảng di truyền của biến thể Delta cùng với một số đột biến của Omicron, do đó nó được đặt tên là Deltacron.

Mặc dù “lai” từ 2 biến thể nguy hiểm là Delta và Omicron, tuy vậy, biến thể Deltacron được nhận định là không đáng lo ngại và không có nguy cơ trở thành mối nguy mới với thế giới.

Tuy nhiên, thông báo về biến thể Covid-19 mới của phía Cyprus dường như không nhận được sự đồng tình từ nhiều chuyên gia trên thế giới. Theo đó, giới chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về sự tồn tại và nguồn gốc của Deltacron.

Theo ông Thomas Peacock, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Barclay, chuyên tập trung nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 của Đại học Hoàng gia London (Anh), kết quả giải trình gen của biến thể Deltacron do Cyprus công bố dường như đã bị nhiễm bẩn và do đó không phải là kết quả chính xác.

Ngoài ra, ông Thomas cũng cho biết hiện tượng tái tổ hợp virus là nguyên nhân khiến các nhà khoa học tại Cyprus nhầm lẫn Deltacron là biến thể “lai” giữa Omicron và Delta.

Mặc dù giới chuyên gia vẫn thống nhất về việc Delacron không phải mối nguy lớn trong thời gian tới, nhưng những thông tin trái chiều liên quan tới biến thể này vẫn khiến nhiều người dân hoang mang, đặc biệt trong thời kỳ nhiều quốc gia trên thế giới đang trải qua làn sóng bùng dịch mới vì sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron.

Sự tồn tại của biến thể Deltacron vẫn là dấu hỏi lớn với giới khoa học.

Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022

Ngày 13/1, Liên hợp quốc công bố Báo cáo Triển vọng và tình hình kinh tế thế giới 2022, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức 4% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021 và tới năm 2023 sẽ chỉ còn 3,5%.

Dự báo này được đưa ra trong bối cảnh động lực tăng trưởng có được trong năm 2021 đang bắt đầu chậm lại từ cuối năm, thế giới chứng kiến nhiều làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới cộng với những thách thức về thị trường lao động, chuỗi cung ứng và lạm phát tăng cao.

Biểu hiện về mức tăng trưởng kém khởi sắc có thể được nhìn thấy rõ tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, liên minh châu Âu, nơi các biện pháp kích thích tiền tệ và tài chính bắt đầu giảm dần và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lại nổi lên.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, việc tăng cường hợp tác toàn cầu vào thời điểm này là biện pháp vô cùng cấp thiết để giúp các quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng vượt qua đại dịch và quay trở lại phát triển kinh tế bền vững.

Trước đó, báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chỉ ra rằng kinh tế toàn cầu sau giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 đang bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái rõ rệt.

Theo đó, tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ giảm sâu từ 5,5% năm 2021 xuống 4,1% năm 2022 và 3,2% vào năm 2023 khi các nhu cầu trước đây bị dồn nén giảm đi và các chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ sẽ thu hẹp lại trên toàn thế giới.

Trung Quốc lập kỷ lục kim ngạch thương mại

Mặc dù đối mặt nhiều khó khăn liên quan tới những cấm vận thương mại của Mỹ và tốc độ tăng trưởng chậm dần trong nước, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đạt được những cột mốc lớn trong năm 2021.

Ngày 14/1, Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố số liệu về tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2021, cho thấy quốc gia này đã lập kỷ lục khi vượt mốc 6.000 tỷ USD, tăng 21,4% so với năm ngoái bất chấp những rào cản do đại dịch Covid-19 gây ra.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2021 đã tăng 1.400 tỷ USD so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu tăng 21,2%, lên 21.730 tỷ NDT (khoảng 3.421 tỷ USD) và nhập khẩu tăng 21,5%, lên 17.370 tỷ NDT (2.745 tỷ USD).

Trung Quốc cũng thông báo ghi nhận mức tăng trưởng thương mại ổn định với 5 đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ lần lượt tăng 19,7%, 19,1% và 20,2%, trong khi với Nhật Bản tăng 9,4% và với Hàn Quốc tăng 18,4%.

Đáng chú ý, theo đại diện thương mại của Nga tại Trung Quốc Aleksey Dakhnovsky, khối lượng giao dịch song phương Nga-Trung đã vượt mức 130 tỷ USD, cao hơn mức kỷ lục được ghi nhận trong cả năm 2019 là 111 tỷ USD. Theo dự đoán, tổng kim ngạch trong năm 2021 có thể cao hơn 140 tỷ USD.

Trung Quốc ủng hộ Nga bình ổn Kazakhstan trong sự “tức tối” của Mỹ

Cuộc bạo loạn xảy ra tại Kazakhstan vào đầu năm 2022 cùng những diễn biến sau đó đã biến nó trở thành một sự kiện chính trị tầm cỡ thế giới thay vì quốc gia.

Sau khi Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đề nghị sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) và Nga trong ngày 5/1. Chỉ 1 ngày sau, Nga đã điều 75 máy bay đưa binh lính nhảy dù tới Kazakhstan, bất chấp việc gia tăng căng thẳng với Mỹ và liên minh châu Âu.

Đáng chú ý, nếu như việc Nga đưa quân vào Kazakhstan khiến Mỹ và EU quan ngại, thì Trung Quốc đáng lẽ cũng là quốc gia cảm thấy bất an, vì có thể dẫn tới các xung đột về lợi ích kinh tế chính trị.

Tuy nhiên, ngày 10/1, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố quốc gia này ủng hộ Nga đưa quân tới Kazakhstan.

Bộ trưởng Vương Nghị cho biết thêm rằng Trung Quốc và Nga nên "chống lại các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung Á", đồng thời ngăn chặn "các cuộc cách mạng màu" và "ba thế lực tà ác" gây ra hỗn loạn.

Trung Quốc định nghĩa "ba thế lực tà ác" là chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, chủ nghĩa ly khai lãnh thổ và chủ nghĩa khủng bố bạo lực và mô tả chúng là nguyên nhân đằng sau tình trạng bất ổn ở tỉnh Tân Cương.

Hành động ủng hộ Nga đến cùng của Trung Quốc cho thấy quốc gia này đã và đang cố gắng thắt chặt mối quan hệ đồng minh, nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ trong quá trình gia tăng căng thẳng thương mại với Mỹ.

Xem thêm >> Bất chấp đại dịch Covid-19, kim ngạch thương mại của Trung Quốc lập kỷ lục hơn 6.000 tỷ USD

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hơn 5,7 triệu thuê bao thuộc nhóm 4 đến 9 SIM chung 1 giấy tờ

Hơn 5,7 triệu thuê bao thuộc nhóm 4 đến 9 SIM chung 1 giấy tờ

(VNF) - Thời gian qua, thông qua rà soát, Cục Viễn thông và các nhà mạng đã phát hiện một số lượng lớn, khoảng 5,75 triệu thuê bao thuộc tập 4 đến 9 SIM có chung 1 giấy tờ.

Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài: Khắp nơi giảm nhân chứ không riêng Thế Giới Di Động

Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài: Khắp nơi giảm nhân chứ không riêng Thế Giới Di Động

(VNF) - Theo ban lãnh đạo, việc giảm nhân sự, cửa hàng, giải thể công ty con đều nằm trong kế hoạch tái cấu trúc toàn diện của MWG nhằm thu gọn nhiều mảng kinh doanh với tiêu chí “giảm lượng tăng chất”.

IHG sắp ra mắt hai thương hiệu khách sạn tại TP. HCM và Hội An

IHG sắp ra mắt hai thương hiệu khách sạn tại TP. HCM và Hội An

(VNF) - IHG Hotels & Resorts, một trong những tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới, cho biết sắp ra mắt hai thương hiệu khách sạn tại Việt Nam trong năm nay là Hotel Indigo tại TP. HCM và Vignette Collection tại Hội An.

TC3 hút khách nhờ vị trí giao thoa trong thành phố quốc tế phía Tây Hà Nội

TC3 hút khách nhờ vị trí giao thoa trong thành phố quốc tế phía Tây Hà Nội

(VNF) - Vừa ra mắt chính thức, TC3 - The Canopy Harmony đã khuynh đảo thị trường phía Tây Thủ đô khi tiếp sóng toà TC2 tạo ra kỷ lục bán hàng mới với 75% căn tìm thấy chủ chỉ sau 24h.

Giá vàng nhảy múa: 'Không lẽ cứ để như vậy?'

Giá vàng nhảy múa: 'Không lẽ cứ để như vậy?'

(VNF) - Đề cập đến giá vàng “nhảy múa” thời gian qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ ông chưa bao giờ thấy giá vàng tăng giảm đột biến như thế.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, cổ phiếu “họ” Apec phủ sắc tím

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, cổ phiếu “họ” Apec phủ sắc tím

(VNF) - Bộ ba cổ phiếu API, APS và IDJ thuộc hệ sinh thái Apec của ông Nguyễn Đỗ Lăng đồng loạt tím trần sau màn "tái xuất" bất ngờ của doanh nhân này.

Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý

Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý

(VNF) - Sự kiện chuyên đề về Xuất nhập khẩu năm 2024 do VietinBank tổ chức diễn ra vào ngày 15/5/2024 tại khách sạn Nikko – Sài Gòn sẽ trình bày các cơ hội, tiềm năng và thách thức giữa tương quan xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.

Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

(VNF) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang nỗ lực vận dụng tất cả năng lực, kinh nghiệm, tiềm năng sẵn có để chung tay cùng Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chủ hộ kinh doanh muốn nghỉ hưu tuổi 40: Lời khuyên từ chuyên gia tài chính

Chủ hộ kinh doanh muốn nghỉ hưu tuổi 40: Lời khuyên từ chuyên gia tài chính

(VNF) - Đã bước qua tuổi 40, công việc kinh doanh cũng đã tạm ổn định, có nhiều kênh tích trữ và đầu tư tài sản, cùng với sự thay đổi của xã hội, nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng cao. Rất nhiều tiểu chủ, chủ kinh doanh đã tính đến chuyện “dưỡng già” sau độ tuổi 40.

Khám phá công nghệ trẻ hoá được sao Hollywood ưa chuộng

Khám phá công nghệ trẻ hoá được sao Hollywood ưa chuộng

(VNF) - Dù đã bước sang ngưỡng tuổi trung niên nhưng những người đẹp như Jennifer Aniston, Gwyneth Paltrow, Jennifer Lopez… vẫn giữ sức vẻ đẹp mơ ước. Thậm chí, trong Met Gala 2024, nữ ca sĩ 50 tuổi Jennifer Lopez đã gây ấn tượng mạnh với làn da căng bóng, thân hình săn chắc trong bộ đầm ôm sát.