Thương vụ tuần qua: Rộ tin ThaiBev muốn thoái vốn tại Sabeco; Vinamilk quyết nâng sở hữu tại GTN lên 75%

Cẩm Thư - 15/12/2019 09:31 (GMT+7)

(VNF) - Tuần qua, Financial Times đã dẫn lời một số nguồn tin nhận định kế hoạch IPO mảng bia của ThaiBev tại Singapore vào năm 2020 chỉ là bước đệm để công ty Thái Lan thu hút người mua lại Sabeco. Trong tuần, Vinamilk cũng chính thức công bố nghị quyết của HĐQT về việc nâng sở hữu tại GTN lên 75%.

VNF

Rộ thông tin ThaiBev muốn thoái vốn tại Sabeco

ThaiBev có kế hoạch tách mảng bia để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Singapore vào năm 2020 nhằm mục tiêu huy động 2,5 tỷ USD.

Hôm 13/12, Financial Times dẫn lời một nguồn tin thân cận cho biết đề xuất IPO của ThaiBev định giá mảng bia của tập đoàn Thái Lan này lên tới 12 tỷ USD. Đây được dự báo là vụ IPO lớn nhất trên thị trường chứng khoán Singapore trong gần 1 thập kỷ.

Euan McLeish, chuyên viên phân tích tại Bernstein nhận định do ThaiBev không cần vốn ngay lúc này nên thương vụ IPO có thể là “mồi nhử” nhằm thu hút Budweiser APAC mua Sabeco – vốn đang sở hữu 55% thị phần bia Việt Nam.

"Lãnh đạo Bud APAC cũng đã tỏ rõ tham vọng mở rộng hoạt động tại Việt Nam", ông McLeish nói. "Thách thức ở đây là rất khó có thể tìm được một mức định giá cho Sabeco mà có thể làm hài lòng tất cả".

ThaiBev đã phải trả mức giá tương đương 32 lần thu nhập trước thuế khi mua lại Sabeco từ Chính phủ Việt Nam. Cổ phiếu ThaiBev niêm yết tại Singapore sẽ bị cổ đông "chà đạp" nếu Sabeco được bán lại thấp hơn giá mua. "Chúng tôi cho rằng việc tạo lập liên doanh nào đó có thể là lựa chọn tốt nhất của họ", ông McLeish nói. Các nhà phân tích tại Jefferies cũng lưu ý rằng "Bud APAC sẽ ở vào vị thế rất tốt để mua lại Sabeco".

ThaiBev - do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu – nổi tiếng nhất nhờ thương hiệu bia Chang.

Năm 2017, ThaiBev giành quyền kiểm soát khi mua lại 53% cổ phần của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) – nhà sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam – với giá gần 5 tỷ USD.

Theo dữ liệu từ Bloomberg, ông Charoen là người giàu nhất Thái Lan với tài sản lên đến 19,6 tỷ USD. Nhờ các thương vụ thâu tóm, tập đoàn của ông đã trở thành “gã khổng lồ” lớn nhất trong ngành thực phẩm và nước giải khát Đông Nam Á, trải dài qua các lĩnh vực từ nước ngọt cho đến thực phẩm đông lạnh. Việc tách mảng bia có thể cho phép ThaiBev đưa ra một mức định giá cao hơn cả mức định giá chung của cả tập đoàn ThaiBev. Cổ phiếu ThaiBev hiện đang giao dịch với mức P/E dự phóng 12 tháng là 19 lần.

Vinamilk quyết nâng sở hữu tại GTN lên 75%

Trong tuần, Vinamilk đã công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc mua thêm cổ phiếu GTN của Công ty Cổ phần GTNFoods để đạt tỷ lệ sở hữu 75% vốn điều lệ. Hiện, Vinamilk  sở hữu gần 108 triệu cổ phiếu GTN, tương ứng 43,17% vốn điều lệ. Để nâng sở hữu lên 75%, VNM sẽ phải mua thêm hơn 79,5 triệu cổ phiếu GTN.

Trong bối cảnh Vinamilk liên tục tăng sở hữu, ngày 16/12 tới, GTNFoods sẽ họp ĐHCĐ bất thường 2019 thông qua phương án thoái vốn tại hàng loạt công ty để tái cấu trúc.

Cụ thể, GTNfoods sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp GTN (GTNARM) với mức giá chuyển nhượng hơn 490 tỷ đồng. Hiện, GTNfoods đang sở hữu 99,99% vốn tại GTNARM.

Đơn vị thứ 2 mà GTNfoods  muốn thoái toàn bộ vốn là Công ty Cổ phần Đầu tư và khai thác tài sản GTNfoods. GTNfoods sẽ chuyển nhượng 99,95% cổ phần đang sở hữu tại đây với mức giá chuyển nhượng là 235,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, GTNfoods sẽ bán lại Công ty TNHH Hàng tiêu dùng GTNfoods (GTNFoods Consumers) do GTN sở hữu 100% vốn với giá chuyển nhượng 8 tỷ đồng.

Vinamilk nhắm đến GTNfoods vì đơn vị này sở hữu chi phối tại Sữa Mộc Châu.

Được biết, Sữa Mộc Châu hiện sở hữu đàn bò lớn nhất miền Bắc, với hơn 25.000 con. Đặc biệt, Sữa Mộc Châu có nhiều cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc với khoảng cách địa lý gần, chất lượng sữa tươi đảm bảo. Sữa Mộc Châu đang hoàn thành các thủ tục đăng ký xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc với sản lượng trước mắt dự kiến từ 15-20 nghìn tấn sữa/năm.

Bầu Đức rút lui khỏi thuỷ điện để tập trung cho nông nghiệp

Theo đó, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sẽ chuyển nhượng toàn bộ 248,5 triệu cổ phần, tương đương 99,4% vốn điều lệ đang sở hữu tại Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai. Tổng giám đốc HAG Võ Trường Sơn được giao thực hiện thương vụ này.

Giá và thời gian chuyển nhượng chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính quý III/2019 của HAGL, giá trị gốc của khoản đầu tư này là 2.532 tỷ đồng, trong đó công ty đã trích lập dự phòng 754,8 tỷ đồng.

HĐQT HAGL cho biết việc chuyển nhượng thêm mảng thủy điện nhằm mục đích đẩy mạnh công tác tái cấu trúc tập đoàn theo hướng thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực không hiệu quả và tăng cường tập trung vào nông nghiệp.

Trước đó, ngày 20/9/2019, HĐQT HAGL đã thông qua việc chuyển nhượng 80% vốn điều lệ của Công ty TNHH V&H (Lào) do Hoàng Anh Gia Lai sở hữu cho bên có liên quan là Công ty Cổ phần Thuỷ điện Hoàng Anh Gia Lai.

Kết thúc quý III, HAGL ghi nhận với doanh thu đạt 557 tỷ đồng, giảm 60% so với hơn 1.400 tỷ đồng cùng kỳ 2018. Lãi gộp qua đó giảm tới 99,5%, từ 750 tỷ đồng xuống 3,4 tỷ đồng.

Nhờ có hơn 1.400 tỷ đồng doanh thu tài chính, chủ yếu đến từ thanh lý một loạt khoản đầu tư như HAGL Land, Cao su Đông Dương, Đông Pênh nên HAGL vẫn đạt 882 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Tuy vậy con số này không đủ để bù đắp cho khoản chi phí bất thường gần 1.430 tỷ đồng bao gồm đánh giá các tài sản không hiệu quả, điều chỉnh chi phí đầu tư vườn cây cọ dầu, cao su vào chi phí do chuyển đổi mục đích sang trồng cây ăn trái.

Khoản chi phí bất thường này dẫn đến LNTT -546 tỷ và LNST -540 tỷ đồng. Điều đáng chú ý là cổ đông không kiểm soát tại các công ty con "gánh" lỗ tới 1.273 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ HAGL vẫn dương 713 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2019, doanh thu thuần hợp nhất của HAGL giảm 66%, từ 4.319 tỷ xuống còn 1.480 tỷ đồng. Lãi gộp giảm sâu từ gần 2.200 tỷ xuống 240 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng từ 1.166 tỷ lên 1.816 tỷ còn chi phí tài chính giảm 350 tỷ, xuống còn 1.014 tỷ đồng, chủ yếu do giảm chi phí lãi vay.

Lợi nhuận trước thuế giảm từ xấp xỉ 400 tỷ xuống -1.230 tỷ đồng. Lãi ròng của cổ đông công ty mẹ vẫn là số dương, đạt 197 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản và nợ phải trả hợp nhất của HAGL lần lượt là 41.900 tỷ và 24.800 tỷ đồng, giảm tương ứng là 6.200 tỷ và 6.500 tỷ đồng so với đầu năm.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

Tân thủ tướng Singapore: 'Giấc mơ của bạn truyền cảm hứng cho hành động của tôi'

(VNF) - Ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5, thay thế cho cựu Thủ tướng Lý Hiển Long, người đã nắm giữ chức vụ này trong vòng 20 năm.

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

(VNF) - Năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022.

 '148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

'148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

(VNF) - Theo Chủ tịch HoREA, trong năm 2024, thị trường bất động sản TP. HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc “neo giá cao”.

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

(VNF) - Trong nhiều thập kỷ, các công ty phương Tây đã kiếm bộn tiền nhờ đặt cược vào thị trường tỷ dân của Trung Quốc. Nhưng giờ đây, kinh tế suy thoái và cuộc chiến giá cả nổ ra đã khiến những vụ đặt cược trở nên mạo hiểm hơn bao giờ hết.

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

(VNF) - Cổ phiếu VNS đã ghi nhận mức thanh khoản "khủng" trong phiên 14/5 khi khớp lệnh hơn 2,7 triệu cổ phiếu. Trong đó, khối lượng bán ra của khối ngoại lên tới hơn 2 triệu đơn vị.

Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm

Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Sau hơn 1 năm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship – VSC), ông Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm.

Đang thua lỗ, BOT cầu Thái Hà tố bị 'vi phạm quyền lợi'

Đang thua lỗ, BOT cầu Thái Hà tố bị 'vi phạm quyền lợi'

(VNF) - Thua lỗ liên tiếp nhiều năm, phải đề xuất nhà nước dùng ngân sách giải cứu, BOT cầu Thái Hà tiếp tục kêu khó khi Cục Đường Bộ Việt Nam chấp thuận cấp phép đấu nối tạm thời có thời hạn vào dự án do nhà đầu tư đang vận hành, việc này được cho là “vi phạm quyền lợi” đối với nhà đầu tư BOT.