Tìm dấu chấm hết cho dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2

Bảo Như - 23/11/2020 11:58 (GMT+7)

Vẫn còn khá nhiều thủ tục pháp lý phải giải quyết trước khi lãnh đạo UBND TP. HCM ra quyết định chấm dứt hợp đồng BOT dự án cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn II).

VNF
Dự án cầu đường Bình Triệu 2 (phần 2, giai đoạn 2) đã được ký hợp đồng BOT với CII vào năm 2018

“Bóng trong chân” địa phương

Trong Công văn số 11685/BGTVT-ĐTCT gửi Văn phòng Chính phủ cuối tuần trước, nêu ý kiến về đề xuất mới đây của UBND TP. HCM đối với hợp đồng BOT dự án cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn II), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, UBND TP. HCM là cơ quan quyết định đầu tư và cũng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết, thực hiện hợp đồng BOT dự án cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn II). Do vậy, về nguyên tắc, việc chấm dứt trước thời hạn hợp đồng này thuộc thẩm quyền của UBND TP. HCM.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, việc triển khai thu phí BOT trên đường hiện hữu không còn phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đối với các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu).

Bên cạnh đó, hiện việc thu phí hoàn vốn cho dự án cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn II) nằm hoàn toàn trong phạm vi nội đô với lưu lượng xe qua lại rất lớn, nên sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng lưu thông. Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND TP. HCM xem xét kỹ lưỡng các yếu tố liên quan, rà soát quá trình triển khai dự án và đánh giá tác động trước khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

“Do trước đây, công trình đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng BOT, nay cần chuyển đổi hình thức đầu tư, nên UBND TP. HCM cần báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương”, Công văn số 11685 do ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT ký nêu rõ.

Điểm cấn cá về đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT trước thời hạn và sử dụng ngân sách của TP. HCM để tiếp tục đầu tư dự án cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn II) của UBND TP. HCM liên quan đến thời điểm ký phụ lục hợp đồng mới nhất (hợp đồng BOT số 856/HĐ-UBND ngày 17/3/2018).

Công văn số 11685 nêu rõ, dự án BOT Cầu đường Bình Triệu 2 gồm 2 giai đoạn, được UBND TP. HCM triển khai từ năm 2000 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, cần bố trí vốn ngân sách để tiếp tục đầu tư nếu chấm dứt hợp đồng BOT trước thời hạn. Trong thời gian triển khai dự án, quy định pháp luật điều chỉnh hình thức đầu tư BOT có nhiều lần thay đổi.

Tuy nhiên, theo tài liệu về dự án mà Bộ GTVT nhận được lại không nêu rõ cơ sở pháp lý ký Hợp đồng số 856/HĐ-UBND (là hợp đồng ký sau khi đã dừng thu phí và sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH) và chưa có đánh giá tác động khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Khó nhận đồng thuận của người dân

Theo báo cáo của UBND TP. HCM tại Công văn số 4137/UBND-DA, dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 được triển khai từ năm 2000, khởi công tháng 2/2001, thời gian  hoàn thành trong 30 tháng.

Năm 2003, dự án hoàn thành khoảng 34% tổng giá trị xây lắp và tháng 7/2003, chủ đầu tư giai đoạn này là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) báo cáo, không thu xếp được nguồn vốn để tiếp tục thực hiện dự án và kiến nghị cho thu phí một chiều qua cầu Bình Triệu 2.

Theo hợp đồng BOT dự án cầu đường Bình Triệu 2 đã ký, khi xảy ra điều kiện bất khả kháng làm cho công tác tổ chức thu phí để hoàn vốn cho dự án không thể thực hiện được, Bên A (UBND TP. HCM) phải hoàn trả cho Bên B (Công ty CII) các khoản chi phí đầu tư (dự kiến khoảng 59,5 tỷ đồng) và lợi nhuận. 

Năm 2004, UBND TP. HCM báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chấm dứt hợp đồng BOT với Cienco 5, điều chỉnh dự án và thu hồi quyền thu phí từ Cienco 5, chuyển giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (Công ty CII) thực hiện dưới hình thức thu hộ cho ngân sách thành phố.

Sau khi phê duyệt điều chỉnh dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn II), UBND TP. HCM giao Công ty CII làm chủ đầu tư thực hiện các tiểu dự án xây dựng theo hình thức hợp đồng BOT. Đổi lại, Công ty CII được thu phí tại các trạm thu phí cầu Bình Triệu 2 (từ ngày 1/7/2009) và cầu Bình Triệu 1 (từ ngày 1/8/2013) để hoàn vốn đầu tư dự án.

Ngày 15/7/2015, UBND TP. HCM cho tạm dừng thu phí và tháng 3/2017 phê duyệt điều chỉnh dự án, ký hợp đồng BOT số 856/HĐ-UBND ngày 17/3/2018 với Công ty CII (thay thế Hợp đồng số 1/2009/HĐ-B.O.T, ngày 31/3/2009) để tiếp tục thực hiện dự án.

Đến nay, Công ty CII đã hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng 1 đơn nguyên cầu Ông Dầu, thiết kế - tổng dự toán công trình dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn II - phần 2) và thu xếp nguồn vốn để thực hiện dự án (ứng bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ dự án).

Lý giải việc không muốn tiếp tục triển khai dự án theo hình thức BOT, UBND TP. HCM cho biết, việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ công trình này sẽ không đúng theo quy định tại Nghị quyết số 437 do dự án đầu tư trên các tuyến đường hiện hữu. Bên cạnh đó, vị trí trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hiện hữu cũng không đảm bảo công bằng cho người tham gia giao thông, nên rất khó nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

IPPG của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: Lợi nhuận tăng nhanh, sạch nợ trái phiếu

(VNF) - Năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022.

 '148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

'148 dự án không thể triển khai, giá nhà TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao'

(VNF) - Theo Chủ tịch HoREA, trong năm 2024, thị trường bất động sản TP. HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối cung - cầu nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc “neo giá cao”.

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

Từng kiếm bộn tiền ở Trung Quốc, các tập đoàn nước ngoài chật vật trước ‘cuộc chiến giá’

(VNF) - Trong nhiều thập kỷ, các công ty phương Tây đã kiếm bộn tiền nhờ đặt cược vào thị trường tỷ dân của Trung Quốc. Nhưng giờ đây, kinh tế suy thoái và cuộc chiến giá cả nổ ra đã khiến những vụ đặt cược trở nên mạo hiểm hơn bao giờ hết.

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

Chủ tịch kỳ cựu rời ghế, khối ngoại ‘tháo chạy’: Điều gì đang diễn ra ở Vinasun?

(VNF) - Cổ phiếu VNS đã ghi nhận mức thanh khoản "khủng" trong phiên 14/5 khi khớp lệnh hơn 2,7 triệu cổ phiếu. Trong đó, khối lượng bán ra của khối ngoại lên tới hơn 2 triệu đơn vị.

Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm

Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Sau hơn 1 năm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship – VSC), ông Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm.

Đang thua lỗ, BOT cầu Thái Hà tố bị 'vi phạm quyền lợi'

Đang thua lỗ, BOT cầu Thái Hà tố bị 'vi phạm quyền lợi'

(VNF) - Thua lỗ liên tiếp nhiều năm, phải đề xuất nhà nước dùng ngân sách giải cứu, BOT cầu Thái Hà tiếp tục kêu khó khi Cục Đường Bộ Việt Nam chấp thuận cấp phép đấu nối tạm thời có thời hạn vào dự án do nhà đầu tư đang vận hành, việc này được cho là “vi phạm quyền lợi” đối với nhà đầu tư BOT.

Sự thật về cụ bà ăn xin đựng tiền trong bao tải ở Nam Định

Sự thật về cụ bà ăn xin đựng tiền trong bao tải ở Nam Định

(VNF) - Theo lãnh đạo UBND xã Xuân Hồng, những tin đồn trên mạng về cụ Nhâm hoàn toàn sai sự thật.

Dính vụ Thuduc House bỏ trốn ra nước ngoài, 'ông trùm' Trịnh Tiến Dũng lại bị truy nã tội cho vay nặng lãi

Dính vụ Thuduc House bỏ trốn ra nước ngoài, 'ông trùm' Trịnh Tiến Dũng lại bị truy nã tội cho vay nặng lãi

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã khởi tố bị can và ra quyết định truy nã Trịnh Tiến Dũng (sinh năm 1973, ngụ quận 3) về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Kỳ 2: Dự án tỷ USD hoang hóa, chủ đầu tư loay hoay giữa những chỉ đạo

Kỳ 2: Dự án tỷ USD hoang hóa, chủ đầu tư loay hoay giữa những chỉ đạo

(VNF) - Gần hai thập kỷ trôi qua kể từ ngày dự án tỷ đô tại Phú Yên được cấp chủ trương đầu tư, những gì hiện lên ở khu quy hoạch dự án hiện nay vẫn chỉ là một khu đất trống, cây cối um tùm, cỏ dại chen lối. Hàng trăm tỷ đồng bị chôn vùi, hàng trăm ha đất đai bị lãng phí trong khi nhà đầu tư vẫn mòn mỏi chờ đợi những phản hồi về kiến nghị và hoàn thiện thủ tục từ chính quyền.

Cụ bà ăn xin có 9 bao tiền, tập hợp họ hàng kiểm đếm giúp

Cụ bà ăn xin có 9 bao tiền, tập hợp họ hàng kiểm đếm giúp

(VNF) - Hình ảnh cụ bà ăn xin ngồi đếm 9 bao tiền với con cháu đã khiến mạng xã hội xôn xao những ngày qua.