‘Từ lúc giải tán Bộ Thủy lợi, quản lý nguồn nước bị bỏ ngỏ, các bộ chỉ quan tâm thu phí’

Vĩnh Chi - 02/12/2019 16:23 (GMT+7)

(VNF) – Đó là nhận xét của TS Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh (CEGR), nêu ra tại tọa đàm an ninh nguồn nước và thị trường nước cạnh tranh tổ chức sáng 2/12 tại Hà Nội.

VNF
Việc quản lý nước đang bị bỏ ngỏ (ảnh minh họa)

Theo ông Sơn, trước đây Chính phủ có Bộ Thủy lợi và bộ này quản lý toàn bộ nguồn nước, từ nước mặt, nước ngầm đến việc sử dụng nguồn nước cho tưới tiêu, sản xuất… Tuy nhiên, từ lúc giải tán Bộ Thủy lợi, 10 năm qua, “gần như quản lý nước bị bỏ ngỏ, các bộ chỉ quan tâm thu phí”.

Ông Sơn cho rằng việc thả lỏng quản lý nguồn nước đang ở mức “thả lỏng toàn bộ”. Về nước mặt, từ hơn 10 năm trước đã có những trường hợp như Vedan xả thải làm ô nhiễm sông Thị Vải rồi tới đây là Miwon xả thải ở Phú Thọ.

“Cách đây khoảng 5 năm, chúng tôi đi đánh giá ở Hà Tĩnh, có thể nói là rất nhiều ao hồ, sông suối bị ô nhiễm đến không thể sử dụng. Rõ ràng khi nguyên liệu đầu vào để sản xuất nước ô nhiễm như thế thì chi phí xử lí sẽ rất cao và việc giảm giá nước là rất khó”, ông Sơn giải thích vì sao giá nước Việt Nam cao hơn các nước.

Không chỉ nước mặt mà, theo ông Sơn, ngay cả nước ngầm cũng đang bị thả lỏng về quản lý. “Nước ngầm bây giờ cũng là mạnh ai nấy xin. Chúng tôi không biết là đơn vị nào của Chính phủ quản lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Bộ Xây dựng? Bộ Nông nghiệp có tham gia không cũng không thể biết. Cục quản lý cạnh tranh của Bộ Công Thương có tham gia nhưng cũng rất ít…”.

Dẫn kinh nghiệm quốc tế, ông Sơn cho hay ở Hoa Kỳ, mỗi bang có một cơ quan quản lý các dịch vụ thiết yếu (như điện, nước, gas, xăng dầu…). Cơ quan này kiểm soát giá cả, nguyên liệu đầu vào, lợi nhuận của nhà đầu tư… Cứ 3 tháng một lần, họ sẽ tổng hợp để tìm kiếm các vấn đề và cách giải quyết.

“Việt Nam không có một cơ quan như vậy. Ta gần như thả lỏng cho các địa phương muốn làm gì thì làm, muốn quy hoạch hay đưa ra mô hình nào cũng được”, ông Sơn nói.

Ông Sơn cho rằng nhiều người nhấn mạnh yếu tố thị trường nhưng lại quên mất trách nhiệm quản lý của nhà nước về quy hoạch trong mạng lưới phân phối.

“Ví như bài toán cạnh tranh, nếu tôi không mua được cái này thì tôi được quyền mua cái kia, vì thế hệ thống phân phối phải liên thông với nhau. Nếu hệ thống nước sông Đuống chảy vào chỗ này được thì sông Đà cũng phải vào được, thế thì mới có cạnh tranh. Nhưng bây giờ mạng lưới quy hoạch thế nào, ai quản lý cái đó, hoàn toàn không có thông tin. Không có thông tin thì không đánh giá được việc quản lý, tình trạng liên thông hay cách xử lý thế nào. Chính quyền Hà Nội không chia sẻ cái này cho người dân. Vậy trong trường hợp có sự cố gì đó thì một nửa Hà Nội gần như bị bắt làm con tin.

“Liệu có tình trạng 5 – 10 năm nữa, các nhà máy cung ứng đã bị cổ phần hóa rồi và ta bị bắt làm con tin không?”, ông Sơn nêu vấn đề và khẳng định: “Phải có quản lý rõ ràng về giá, về chất lượng, nếu không sẽ tạo ra mầm mống khủng hoảng về sau”.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

(VNF) - Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng.

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

(VNF) - Theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ, hãng xe Đức BMW đã nhập khẩu ít nhất 8.000 xe Mini Cooper vào Mỹ với linh kiện điện tử từ một nhà cung cấp bị cấm của Trung Quốc .

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 'Có lúc, chúng tôi đi vay đến 70.000 tỷ'

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 'Có lúc, chúng tôi đi vay đến 70.000 tỷ'

(VNF) - CEO Vinfast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ: "Chúng tôi có lúc đi vay đến 70.000 tỷ, không dám chấp nhận thì làm sao có được như bây giờ".

Liên tiếp gặp sự cố, Boeing để lọt hợp đồng lịch sử của Arab Saudi vào tay đối thủ

Liên tiếp gặp sự cố, Boeing để lọt hợp đồng lịch sử của Arab Saudi vào tay đối thủ

(VNF) - Hãng hàng không quốc gia Arab Saudi vừa đặt hàng 105 máy bay của Airbus, ghi dấu hợp đồng lớn nhất từ ​​trước đến nay trong lịch sử hàng không nước này và mang tới một chiến thắng nữa cho đối thủ "sống còn" của hãng hàng không Mỹ Boeing.

Sức khỏe tài chính tốt và động lực để cổ phiếu BSR tăng trưởng

Sức khỏe tài chính tốt và động lực để cổ phiếu BSR tăng trưởng

(VNF) - Năm 2023 được đánh giá tiếp tục là một năm khá thuận lợi cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR, sàn UPCOM) trong sản xuất kinh doanh. BSR tiếp tục củng cố động lực cũ, tìm kiếm động lực mới, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và kỳ vọng mã cổ phiếu BSR sẽ tăng trưởng mạnh trên thị trường chứng khoán.

Kinh doanh lao dốc, Siba Group giải thể công ty con làm điện mặt trời

Kinh doanh lao dốc, Siba Group giải thể công ty con làm điện mặt trời

(VNF) - Phương án giải thể Vmeco Đồng Tháp đã được Siba Group đưa ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ chỉ tập trung phát triển mảng năng lượng thông qua một công ty con duy nhất là Vmeco Bạc Liêu.

BAC A BANK được vinh danh top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

BAC A BANK được vinh danh top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2024

(VNF) - Tại sự kiện Diễn đàn Kinh tế Asean vừa diễn ra ở Singapore, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) được vinh danh là Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Asean trực thuộc khuôn khổ giải thưởng ASEAN Award 2024 do các đơn vị, tổ chức thương mại uy tín trong khu vực đăng cai tổ chức.

Cổ phiếu VinFast tăng gần 200% sau kỷ lục đơn đặt cọc VF 3

Cổ phiếu VinFast tăng gần 200% sau kỷ lục đơn đặt cọc VF 3

(VNF) - Đóng cửa phiên ngày 20/5 (giờ Mỹ), giá cổ phiếu VFS tăng lên 6,32 USD, mức đỉnh cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Nhờ đó, vốn hóa thị trường của VinFast lên khoảng 14,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng các hãng xe điện trên thế giới.

Quốc hội muốn làm rõ: DN 'héo mòn' nhưng ngân hàng vẫn lãi lớn

Quốc hội muốn làm rõ: DN 'héo mòn' nhưng ngân hàng vẫn lãi lớn

(VNF) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã đề nghị Chính phủ làm rõ việc các ngân hàng thương mại lãi lớn trong năm 2023 khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an với đại tướng Tô Lâm

Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an với đại tướng Tô Lâm

(VNF) - Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an đối với đại tướng Tô Lâm để bầu ông vào vị trí Chủ tịch nước.

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.