10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch

Thảo Cao - 23/04/2021 07:54 (GMT+7)

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức vẫn là bốn nền kinh tế hàng đầu. Nhưng Ấn Độ đã mất vị trí thứ 5, trong khi Brazil rơi khỏi nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

VNF
(Ảnh minh họa)

Theo CNBC, cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19 đã làm thay đổi bảng xếp hạng những nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau khi đẩy nhiều quốc gia vào cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử.

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức vẫn là bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, theo phân tích của CNBC dựa trên báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một số nền kinh tế thay đổi thứ hạng do đại dịch, trong khi một bị rơi khỏi danh sách 10 nền kinh tế hàng đầu.

CNBC so sánh GDP danh nghĩa tính theo đồng USD giữa các quốc gia, dựa trên dữ liệu của IMF. GDP là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một nền kinh tế. GDP danh nghĩa đo lường giá trị này theo giá hiện hành.

Một đứa trẻ chạy ngang qua bức tường vẽ các nhân viên y tế dọc theo con đường ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images.

Ấn Độ tụt hạng

Giá trị GDP danh nghĩa tính theo đồng tiền chung là một cách để đo lường và so sánh quy mô kinh tế của các quốc gia khác nhau, đồng thời cung cấp cái nhìn sơ lược về mức độ ảnh hưởng của những biến cố như đại dịch Covid-19 lên mỗi nền kinh tế.

Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới hồi năm 2019. Tuy nhiên, vào năm ngoái, nền kinh tế này đã tụt xuống vị trí thứ 6, xếp sau Anh. Theo phân tích của CNBC dựa trên dữ liệu của IMF, Ấn Độ sẽ không giành lại vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu cho đến năm 2023.

Năm ngoái, Ấn Độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các lệnh phong tỏa nhằm đối phó với dịch Covid-19. Theo dự báo của IMF, trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021, nền kinh tế Ấn Độ sẽ sụt giảm 8%.

IMF dự báo Ấn Độ sẽ tăng trưởng 12,5% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng sự gia tăng của các ca nhiễm Covid-19 mới có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng của đất nước.

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới trong năm 2019. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế này tụt hạng. Ảnh: CNBC.

Hồi tuần trước, Ấn Độ vượt Brazil và trở thành quốc gia có nhiều ca nhiễm Covid-19 thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. "Chúng tôi ngày càng lo ngại rằng sự gia tăng của các trường hợp nhiễm Covid-19 mới sẽ gây ra rủi ro lớn cho quá trình phục hồi vẫn còn yếu ớt của đất nước", CNBC dẫn nhận xét của các nhà kinh tế tại Bank of America hôm 19/4.

Các nhà kinh tế ước tính rằng một đợt phong tỏa toàn quốc kéo dài một tháng sẽ kéo tụt GDP hàng năm của Ấn Độ khoảng 0,01-0,02%.

Brazil rớt khỏi top 10

Brazil tụt hạng từ nền kinh tế lớn thứ 9 vào năm 2019 xuống nền kinh tế lớn thứ 12 trong năm 2020. Đây là quốc gia duy nhất rơi khỏi top 10. Theo dự báo của IMF, quốc gia Nam Mỹ sẽ nằm ngoài top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới ít nhất đến năm 2026. Dữ liệu của IMF chỉ tính tới năm 2026.

Brazil ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao thứ ba và số trường hợp tử vong vì Covid-19 cao thứ hai toàn cầu. Tuy nhiên, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã nhiều lần từ chối áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc để đối phó với dịch Covid-19.

Bộ trưởng Y tế Brazil đã viết thư cho chính phủ liên bang cảnh báo về "sự sụp đổ sắp xảy ra" trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước. Trong khi đó, các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế Brazil sẽ chật vật để phục hồi.

Brazil không còn nằm trong nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ 10 nhờ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Ảnh: CNBC.

Khi Brazil rơi khỏi nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ 10 và dự kiến sẽ đứng ở vị trí này ít nhất đến năm 2026.

Đầu năm 2020, Hàn Quốc là một trong những quốc gia bên ngoài Trung Quốc báo cáo các trường hợp nhiễm Covid-19 sớm nhất. Tuy nhiên, nước này đã thành công trong việc ngăn chặn virus vào năm ngoái. Việc đẩy mạnh xuất khẩu chất bán dẫn cũng giúp nền kinh tế Hàn Quốc chỉ sụt giảm 1% trong năm 2020.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với tiêu dùng ngày càng được giảm nhẹ, một phần nhờ vào mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, ngành công nghiệp du lịch và giải trí vẫn sa sút

Capital Economics

Số ca nhiễm mới hàng ngày tại Hàn Quốc đã tăng lên trong tháng này, buộc nhà chức trách phải tăng cường những biện pháp giãn cách xã hội, bao gồm hạn chế tụ tập nơi đông người cho đến đầu tháng 5.

Theo các nhà kinh tế của công ty tư vấn Capital Economics, bất chấp tình hình dịch còn nhiều bất ổn, lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Hàn Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.

"Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với tiêu dùng ngày càng được giảm nhẹ, một phần nhờ vào mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, ngành công nghiệp du lịch và giải trí vẫn sa sút nghiêm trọng", các chuyên gia nói thêm.

IMF dự báo kinh tế Hàn Quốc có thể tăng trưởng 3,6% trong năm nay.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.