Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Dân số châu Á chiếm hơn 1/2 thế giới, tầng lớp trung lưu và các gia đình thượng lưu đang tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng và quản lý tài sản lớn, yếu tố dịch bệnh và địa chính trị nên đã đẩy nhanh bước đi “khu vực hóa” thay thế “toàn cầu hóa”.
Mối liên hệ giữa các thị trường trong khu vực châu Á ngày càng chặt chẽ, chuỗi cung ứng, hiệp định thương mại, mô hình kỹ thuật số và tiêu dùng, thậm chí đổi mới tài chính đều đang có những thay đổi mang tính cơ bản.
Chính phủ các nước châu Á đều phản ứng nhanh trước sự hoành hành của dịch bệnh, áp dụng nhiều biện pháp quyết đoán, tìm mọi cách để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và việc làm trong nền kinh tế. Hiện đã xuất hiện kỳ tích phục hồi kinh tế, tốc độ đàn hồi mạnh hơn và nhanh hơn nhiều so với Mỹ và châu Âu.
Các nghiên cứu dự đoán kinh tế châu Á có triển vọng tăng trưởng 7,5% trong năm nay, đặc biệt tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ thậm chí có thể đạt 8% và 10%, trở thành động lực mạnh mẽ của phục hồi kinh tế toàn cầu.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được 15 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương ký kết vào tháng 11/2020 là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới hiện nay. Quy mô kinh tế và tổng giá trị thương mại của các nước thành viên đều chiếm 1/3 tổng lượng toàn cầu. Quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng và nhu cầu tiêu dùng của châu Á gia tăng đã thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển dịch và tái cấu trúc.
Trong bối cảnh đó, RCEP sẽ có tác dụng tăng cường thúc đẩy trao đổi thương mại trong khu vực châu Á, đẩy nhanh sự phát triển của các hành lang kinh tế Bắc-Nam, điều chỉnh lại dòng chảy thương mại thế giới. Phương Đông sẽ sản xuất nhiều hơn cho người tiêu dùng phương Đông.
Ngoài ra, sự kết nối giữa Vùng vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong (Trung Quốc)-Macau (Trung Quốc) và khu vực ASEAN cũng sẽ thúc đẩy sự trao đổi thương mại giữa các thị trường trong khu vực.
Một năm qua, dịch Covid-19 đã kích hoạt và đẩy nhanh sự chuyển đổi mang tính cơ cấu của toàn bộ cục diện kinh tế thế giới, đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội cho châu Á. Chuỗi cung ứng chuyển dịch và đổi mới kỹ thuật số đang tạo ra việc làm, cải thiện kỹ năng và định hình lại nền kinh tế.
Trước đây, các doanh nghiệp tương đối xem trọng chi phí sản xuất và tốc độ tiếp cận thị trường, nhưng hiện nay đã lần lượt đánh giá lại mô hình kinh doanh của mình sau khi rút bài học kinh nghiệm chuỗi cung ứng bị dịch bệnh gây rối loạn trong năm qua.
Các doanh nghiệp chuyển từ mô hình sản xuất tức thời "Just-in-Time" (JIT) sang mô hình sản xuất đề phòng rủi ro "Just-in-Case" (JIC), tăng cường tính bền vững của các nghiệp vụ, tổ chức lại việc phân bố chuỗi cung ứng, nâng cao tính tin cậy để đề phòng các sự kiện “thiên nga đen” (sự kiện kinh tế ít xảy ra nhưng xảy ra đột ngột và không thể dự báo trước).
Ngoài ra, dịch bệnh cũng đã mang lại cơ hội kinh doanh bùng nổ cho ngành thương mại kỹ thuật số, các ngành công nghiệp truyền thống và mới nổi đều sử dụng khoa học công nghệ để phòng ngừa các cú sốc. Cho dù là các ngành như giáo dục, mua sắm, ẩm thực và thậm chí y tế… cũng đều chuyển sang nền tảng thương mại điện tử.
Hiện nay, doanh thu bán lẻ thương mại điện tử của khu vực châu Á đã vượt qua khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu, trong đó tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đặc biệt nhanh.
Bên cạnh đó, chính phủ các nước cũng tìm cách tăng cường kết nối kỹ thuật số, chẳng hạn như việc thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc, “nền tảng thương mại kết nối mạng” của Singapore và “eTrade Connect” của Hong Kong (Trung Quốc)… đều sẽ thúc đẩy kết nối kỹ thuật số của hoạt động thương mại và thanh toán xuyên biên giới.
Trong 1 năm tới, thế giới vẫn sẽ phải đối diện với những thay đổi lớn, và đẩy nhanh chuyển đổi số sẽ tiếp tục là tiêu điểm của phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, thị trường châu Á với những đặc điểm riêng về đa dạng văn hóa, phân mảnh và linh hoạt sẽ cung cấp cơ hội phát triển rộng lớn.
Châu Á chưa có những doanh nghiệp siêu lớn thống trị nước Mỹ và thế giới như Google, Amazon hoặc Apple, nhưng các thị trường đều có những lợi thế riêng.
Lấy các ứng dụng giao tiếp làm ví dụ, LINE dẫn đầu thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản, WeChat, WhatsApp, Signal và Telegram lại được sự yêu thích ở các thị trường châu Á khác. Tương tự, mỗi thị trường đều có những công ty hàng đầu khác nhau về nền tảng mua sắm điện tử, gọi xe qua mạng và ví điện tử.
Chính vì vậy, thị trường thương mại châu Á vẫn có nhiều không gian tăng trưởng, các doanh nghiệp cần có tâm thế dám nghĩ dám làm, cạnh tranh để giành vị trí dẫn đầu và mạnh dạn học hỏi từ những sai lầm. Các doanh nghiệp nhận rõ những thay đổi mang tính cơ cấu của cục diện thế giới để kịp thời điều chỉnh chiến lược và nắm bắt cơ hội thì mới có thể vượt lên, trở thành những nhà lãnh đạo của tương lai.
Tuy nhiên, đạt được thành công ở khu vực châu Á không phải là điều dễ dàng do các nhân tố bên ngoài như địa chính trị, quan hệ Mỹ-Trung, sự phát triển của dịch bệnh và chính sách công của chính phủ đều tác động đến môi trường kinh doanh ở mọi thời điểm.
Ngoài ra, không ít quốc gia châu Á đang đối diện với những rủi ro thực tế do biến đổi khí hậu gây nên, nên cả khu vực công lẫn tư đều cần phải đưa vào tư duy và sách lược phát triển bền vững thì mới có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Hiện nay, châu Á đã trở thành trung tâm của kinh tế thế giới, tạo động lực cho thị trường toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng hành động, không được do dự.
Mặc dù dịch bệnh vẫn còn nhiều rủi ro, con đường phía trước còn nhiều thăng trầm, nhưng chỉ cần châu Á phát huy tinh thần vượt khó, kiên trì hướng đến tương lai, thì nhất định sẽ có thể phát ra năng lượng tích cực, tỏa sáng trong cục diện kinh tế mới.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.