Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đối diện những tác động nghiêm trọng của Covid-19 lên nền kinh tế, Chính phủ đã triển khai một chương trình cứu trợ chưa từng có tiền lệ đối với cộng đồng doanh nghiệp, gồm: gói tài khóa, gói tiền tệ và gói an sinh xã hội.
Về tài khóa, Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với tổng giá trị 180.000 tỷ đồng; về tiền tệ, Chính phủ triển khai gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng; về an sinh xã hội, Chính phủ hỗ trợ người mất việc làm với tổng giá trị 62.000 tỷ đồng…
Các gói cứu trợ này là liều thuốc tăng lực quý giá, giúp cộng đồng doanh nghiệp phần nào chống chọi được với tác động của dịch bệnh, góp phần giữ ổn định vĩ mô, đưa nền kinh tế tăng trưởng thực dương trong năm 2020.
Ngày 17/6/2020, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9. Luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Điểm đáng chú ý của Luật Đầu tư 2020 là đã giảm số lượng các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện từ 243 ngành, nghề xuống còn 227 ngành, nghề.
Bên cạnh đó, một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư cũng được bổ sung, điển hình như các lĩnh vực: giáo dục đại học; sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ; sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; bảo quản thuốc, sản xuất trang thiết bị y tế; sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.
Luật Đầu tư 2020 cũng bổ sung quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, Chính phủ sẽ công bố “Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường”, để quy định rõ ràng về ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
Ngày 17/6, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Ghi nhận cho thấy luật này có khoảng 40 điểm mới, trong đó điểm nổi bật là chưa quy định hộ kinh doanh trong luật.
Đưa hay không đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất khi soạn thảo luật. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, có 5 lí do nên đưa hộ kinh doanh vào luật như: khẳng định định danh cho hộ kinh doanh; bảo vệ được quyền lợi cho các hộ kinh doanh; bãi bỏ được một số các rào cản đang vướng mắc và đang cản trở hoạt động của hộ kinh doanh; không làm phát sinh các thủ tục hành chính; tạo điều kiện thúc đẩy các hộ kinh doanh có đủ điều kiện chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, 5 lí do trên vẫn không thuyết phục được Quốc hội.
Ngày 18/6, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Với gồm 11 chương và 101 điều, Luật PPP đã thống nhất điều chỉnh hoạt động đầu tư, thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư một số lĩnh vực hạ tầng quan trọng, thiết yếu theo phương thức PPP.
5 nhóm lĩnh vực được đầu tư PPP là những lĩnh vực quan trọng, thiết yếu liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi), cung cấp dịch vụ thiết yếu (điện, nước, xử lý môi trường), bảo đảm an sinh xã hội (y tế, giáo dục - đào tạo), phù hợp với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 (hạ tầng công nghệ thông tin), thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Luật PPP quy định dự án PPP đầu tư vào địa bàn có nhiều khó khăn, lĩnh vực y tế, giáo dục có tổng mức đầu tư tối thiểu 100 tỷ đồng, các dự án PPP tại các địa bàn, lĩnh vực khác có tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng.
Về cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, luật quy định biên độ tăng, giảm doanh thu ở mức 25%, tương ứng tăng doanh thu từ 125% trở lên, giảm doanh thu từ 75% trở xuống.
Điều 8.3 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có nội dung: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”.
Hiểu một cách đơn giản là nếu chi phí lãi vay vượt mức 20% tổng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp thì khoản vượt đó không được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Đây là quy định gây ra thiệt hại đáng kể đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, nhất là các lĩnh vực cần đầu tư vốn lớn như bất động sản, công nghệ cao, chứng khoán.
Để sửa đổi quy định này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP. Nghị định 68 cho phép nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%.
Ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019 chính thức có hiệu lực. Đây là “đòn” rất mạnh của Chính phủ trong việc chấn chỉnh tình trạng vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông của người dân.
Tuy nhiên, cũng vì vậy mà nghị định này gây tác động lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp rượu bia. Tác động này càng trở nên nghiêm trọng khi cộng hưởng với yếu tố Covid-19. Hồi tháng 3/2020, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) thậm chí phải gửi công văn “xin” Thủ tướng, Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho ngành bia, rượu, nước giải khát.
Nghị định 126 hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế có hiệu lực vào ngày 5/12 có thể nói là một trong số ít những văn bản quy phạm pháp luật làm dư luận “dậy sóng”.
Một trong những quy định được quan tâm nhất là số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 3 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập cả năm. Nếu người nộp thuế nộp ít hơn 75% thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu (tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước).
Quy định này được cho là “gây khó dễ” cho doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp đối diện rủi ro “ăn phạt” từ cơ quan thuế. Tuy nhiên, Tổng cục Thuế sau đó đã lên tiếng giải thích rằng quy định trên chỉ áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2021, còn năm nay vẫn theo quy định cũ.
Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 148/2020 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Đây là nghị định mang tính “cách mạng”, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục, tạo điều kiện cho hàng trăm dự án nhà được tiếp tục triển khai.
Cụ thể, nghị định có cơ chế xử lý đối với các thửa đất do nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong các dự án đầu tư, dự án nhà ở; có cơ chế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở và các dự án kinh doanh bất động sản không phải là dự án phát triển nhà ở.
Bên cạnh đó, nghị định cũng quy định chặt chẽ điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất; có cơ chế giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do nhà nước quản lý tại các đô thị, điểm dân cư nông thôn…
Ngày 16/11, Quốc hội đã dành cả ngày để thảo luận 2 dự án: Luật Giao thông đường bộ sửa đổi do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì.
Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ, với thay đổi căn bản là chuyển việc quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an.
Việc tách luật này đã gây ra cuộc tranh luận nóng trên nghị trường cũng như trong dư luận. Kết quả là ngày 17/11, Quốc hội đã lấy phiếu ý kiến các đại biểu. Kết quả cho thấy đa số đại biểu bác bỏ việc tách hai luật; bác bỏ việc chuyển chức năng quản lý, đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an.
Sau nhiều bàn bạc, Quốc hội hôm 17/11 đã chấp thuận “cứu” Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines. Cụ thể, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Quốc hội cũng cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ khi đáp ứng quy định Luật Chứng khoán.
Quốc hội đồng ý cho Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua; đồng thời, cho phép xác định việc đầu tư nêu trên thuộc dự án nhóm A.
Việc “giải cứu” Vietnam Airlines là chủ đề “tốn giấy mực” trong năm 2020 của giới kinh doanh và chuyên gia kinh tế. Việc giải cứu một mặt được coi là cần thiết, mặt khác lại gây ra những dấu hỏi về tính công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hàng không, bởi không chỉ Vietnam Airlines mà các hãng như Vietjet Air, Jetstar Pacific và Bamboo Airways cũng đang rất khó khăn do Covid-19.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.