Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 24/11, tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ đón, hội đàm và dự chiêu đãi của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Phạm Minh Chính sau hội đàm, Thủ tướng Kishida Fumio cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính là lãnh đạo Chính phủ nước ngoài đầu tiên mà ông đón tiếp sau khi nhậm chức.
Gọi Thủ tướng Phạm Minh Chính là “người bạn thân thiết lâu năm”, ông cho biết, hai bên đã trao đổi ý kiến về phương hướng phát triển quan hệ hai nước sau đại dịch Covid-19.
Thứ nhất, hợp tác về phòng chống dịch bệnh, Nhật Bản quyết định hỗ trợ thêm 1.540.000 liều vaccine phòng Covid-19 và số vaccine này sẽ được đưa về Việt Nam trên chuyên cơ của Thủ tướng Phạm Minh Chính ngay sau chuyến thăm.
Về phục hồi kinh tế sau đại dịch, Thủ tướng Kishida Fumio nêu rõ, Nhật Bản mong muốn Việt Nam trở thành trung tâm phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, đồng thời mở rộng đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam. Ông đã nhận được từ Thủ tướng Phạm Minh Chính những cam kết mạnh mẽ về tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản.
Nhật Bản và Việt Nam cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác chuyển đổi số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và phát triển công nghệ; thúc đẩy thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và duy trì các tiêu chuẩn cao Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Vấn đề thứ ba, Thủ tướng Nhật Bản cho biết, nguồn nhân lực Việt Nam đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Nhật bản. Các thực tập sinh Việt Nam nỗ lực làm việc hàng ngày như thành viên trong các công ty Nhật Bản, dù còn một số vấn đề cần giải quyết. Các cơ quan của hai nước sẽ làm việc nhiều hơn nữa để tăng cường hợp tác giải quyết các vấn đề này.
Trong “Tuyên bố chung về việc mở ra giai đoạn phát triển mới của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á”, hai Thủ tướng đã thống nhất cao về các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới.
Theo đó, hai bên sẽ tăng cường hợp tác kinh tế, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ. Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ba đột phá chiến lược về cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường năng lực y tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mở cửa cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản.
Hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác y tế, nhất là năng lực y tế dự phòng, sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19.
Hai bên cũng tiếp tục tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam tại Nhật và công dân Nhật Bản tại Việt Nam sinh sống, làm việc.
Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, xem xét mở lại đường bay thương mại, triển khai hộ chiếu vaccine.
Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Xem thêm >> Dòng chảy phương Bắc 2 ‘gặp khó’, khí đốt châu Âu tăng giá từng ngày
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.