'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo quy hoạch, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.
Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố festival, trung tâm văn hóa-du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.
Về các định hướng, Thừa Thiên Huế ưu tiên phát triển, quy hoạch 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế, 3 động lực tăng trưởng, 5 khâu đột phá phát triển. Ba trung tâm đô thị gồm: Đô thị trung tâm (gồm TP. Huế, quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà); Đô thị vùng Tây Bắc (gồm thị xã Phong Điền - Quảng Điền - A Lưới); Đô thị vùng Đông Nam (gồm các huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông).
Ba hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Đông - Tây; Hành lang kinh tế đô thị hướng biển. Ba động lực tăng trưởng gồm: Thành phố Huế, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Khu công nghiệp Phong Điền.
Năm khâu đột phá phát triển là: Phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh; hoàn thiện hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng viễn thông; phát triển kinh tế biển, đầm phá, hệ thống cảng biển nước sâu; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng; thúc đẩy dịch vụ - du lịch, công nghiệp văn hóa, bảo tồn di sản Cố đô Huế.
Theo ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, xác định mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư hôm nay là sự tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là dịp tỉnh công bố công khai, rộng rãi các quy hoạch để các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như tiếp tục đóng góp, đề xuất, kiến nghị, giúp đỡ tỉnh Thừa Thiên - Huế phát triển trong tương lai và để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện...
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.