Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Điều 77, điểm a khoản 2 dự luật PPP quy định khi doanh nghiệp dự án PPP hụt thu thì Chính phủ sẽ chia sẻ không quá 50% hụt thu; tại điểm b khoản 2 quy định khi tăng thu thì doanh nghiệp dự án chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu.
Phát biểu tại hội trường Quốc hội hôm nay (19/11), đại biểu Vũ Thị Lưu Mai tỏ ra băn khoăn về cơ chế chia sẻ rủi ro này.
Theo bà Mai, việc dự luật cho phép chủ đầu tư tăng giá, tăng phí dịch vụ, kéo dài thời gian thu phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân, bởi chủ thể phải trả phí không phải là nhà nước mà là người dân.
“Khi đưa quy định này vào dự thảo luật, tôi nghĩ rằng chúng ta cần nhớ đến những phản ứng từ phía người dân ở các trạm thu phí đến những dư luận chưa tốt về một số dự án BOT trong thời gian qua”, bà Mai nói.
Bà Mai cũng lưu ý rằng cơ chế chia sẻ rủi ro này tác động trực tiếp đến ngân sách nhà nước. Bởi lẽ dự thảo luật quy định các dự án được chia sẻ rủi ro là những dự án quy mô lớn, những dự án trọng điểm. Thế nhưng điều đáng lo là dự luật vẫn chưa làm rõ nhà nước sẽ chia sẻ rủi ro bằng hình thức nào, nguồn sẽ lấy từ đâu, khi tác động đến nợ công thì xử lý như thế nào…
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng chưa đưa ra những căn cứ tiêu chí để xác định mức độ rủi ro, chưa xác định cơ quan nào có trách nhiệm xác định rủi ro.
“Hiện nay, theo dự thảo luật, Kiểm toán Nhà nước chỉ kiểm toán phần vốn đầu tư công mà không phải là kiểm toán toàn bộ dự án. Quy định này tạo ra bất cập, bởi vì không thể xác định toàn bộ rủi ro của dự án nếu như chỉ kiểm toán một phần vốn của dự án. Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ thẩm định cơ chế áp dụng, vậy Bộ Tài chính có phải là cơ quan chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc xác định thực chất của rủi ro hay không? Đây cũng là điều chưa được làm rõ”, bà Mai chỉ ra.
Bà Mai cũng cho hay liên quan đến thẩm quyền, dự thảo luật quy định Chính phủ quyết định việc áp dụng cơ chế rủi ro. Tuy nhiên đối với những mức chi trả lớn, tác động trực tiếp đến dự toán ngân sách hàng năm, đến ngân sách trung hạn, đến an toàn nợ công thì chắc chắn thẩm quyền không phải là của Chính phủ. Nhưng điều này dự thảo luật lại chưa quy định.
Đặc biệt, dự thảo luật đưa ra một quy định nghe có vẻ rất hợp lý, là trong trường hợp có lợi nhuận tăng thêm thì nhà đầu tư chia sẻ với nhà nước về lợi nhuận tăng thêm, tuy nhiên bà Mai khẳng định: “Trong 22 năm qua, kể từ khi áp dụng cơ chế PPP đến nay, chưa có một trường hợp nào nhà đầu tư chia sẻ lợi nhuận tăng thêm với nhà nước, chỉ có nhà nước vẫn đang phải chi trả một số khoản nợ trong một số hợp đồng BOT”.
Bà Mai đề nghị Chính phủ cân nhắc thận trọng quy địn h này trong dự thảo luật và ngay từ thời điểm thương thảo hợp đồng, để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư, cần tính toán để đưa ra mức lợi nhuận hợp lý.
“Nhà nước chỉ bồi thường chỉ hỗ trợ duy nhất trong trường hợp đó là do thay đổi cơ chế, chính sách pháp luật mà có tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư”, bà Mai nhấn mạnh.
Cho ý kiến về cơ chế chia sẻ rủi ro nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) cho biết pháp luật đã quy định rõ cơ chế đấu thầu dự án, cơ chế minh bạch, công khai thông tin dự án, cơ chế lựa chọn nhà thầu. Trên cơ sở các thông tin cung cấp, doanh nghiệp đã tính toán kỹ, cân nhắc và tự nguyện tham gia.
Vì thế, bà Thủy cho rằng chỉ nên áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro trong những trường hợp khách quan như thiên tai hoặc chủ quan do cơ quan nhà nước thay đổi về quy hoạch, thay đổi về pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ...
“Nhưng chỉ áp dụng ở mức doanh thu chênh lệch thấp hơn doanh thu tính toán ở một tỷ lệ nhất định và cần xác định rõ thời điểm, giai đoạn cấp bù, cách tính và thời giá”, bà Thủy nói.
Đại biểu Nguyễn Kim Tuyến (đoàn Tiền Giang) thì cho rằng cần xem xét thêm các phương án là không xác định tỷ lệ 50% mà chọn tỷ lệ là chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn giữa doanh nghiệp và nhà nước vào dự án.
Ngoài ra, đại biểu Tuyến đề nghị dự luật quy định cụ thể nguồn kinh phí nhà nước sử dụng để chia sẻ rủi ro và các trình tự thủ tục sử dụng khiến nguồn vốn này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.