Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tham luận tại toạ đàm về giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP vừa được tổ chức mới đây, TS Cấn Văn Lực nhận định nguồn vốn đầu tư theo hình thức PPP là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông cùng với vốn ngân sách và vay nước ngoài; vốn tín dụng; vốn thị trường chứng khoán (bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu).
Với 289 dự án và khoảng 1.294 nghìn tỷ đồng thực hiện đầu tư theo hình thức PPP đến nay, mô hình PPP đã góp phần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và đang trở thành một trong những mô hình hợp tác có hiệu quả giữa Nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam.
Trong đó, dự án hạ tầng giao thông chiếm 220/289 dự án PPP (chiếm 76,1%), dưới hình thức BOT với tổng mức vốn đầu tư là 181.542 tỷ đồng (chiếm 86,6% tổng mức vốn đầu tư chung).
Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải, tính đến hết năm 2018, đã có 50/73 dự án BOT trong lĩnh vực giao thông đã hoàn thành và đưa vào vận hành, khai thác có hiệu quả; nâng cao chất lượng và năng lực phục vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
Nhiều công trình giao thông quy mô lớn, quan trọng quốc gia theo hình thức BOT được hoàn thành, đưa vào sử dụng như hàng nghìn km quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, các cầu quy mô lớn như cầu Cổ Chiên, cầu Rạch Miễu, cầu Việt Trì, cầu Yên Lệnh... tuyến đường cao tốc Hạ Long-Vân Đồn; cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh); dự án đường cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn…
Nhận định về nhu cầu vốn PPP trong thời gian 2020-2025, TS Cấn Văn Lực cho rằng nhu cầu vốn cho kết cấu hạ tầng chiếm khoảng 8-10% GDP, trong đó nguồn ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 50% tổng nhu cầu nên nhu cầu huy động vốn từ khu vực tư nhân cả trong nước và nước ngoài là rất lớn.
Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và HSBC, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng trung bình hàng năm của Việt Nam khoảng 16-17 tỷ USD/năm (khoảng 370-400 nghìn tỷ đồng) trong giai đoạn 2020-2025.
"Nhu cầu vốn PPP trong giai đoạn 2020-2025 có thể lên tới 4-5% GDP (tức khoảng 10-12 tỷ USD/năm), trong đó hạ tầng giao thông chiếm tới khoảng 50-60% tổng nhu cầu vốn PPP (tức khoảng 5-6 tỷ USD/năm), đặc biệt trong điều kiện các phố lớn (Hà Nội, TP. HCM) đang tập trung phát triển thành phố thông minh, thay đổi diện mạo đô thị để đáp ứng yêu cầu hạ tầng phát triển kinh tế hiện đại, sáng tạo", TS Cấn Văn Lực nói.
Cũng theo ông Lực, đây là thách thức lớn đối với quá trình huy động nguồn lực cho các dự án PPP.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.