Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
“Thông tin đầy đủ nhất mà chúng tôi có được cho thấy không có dự án PPP nào nhận được nguồn vốn hỗ trợ bù đắp thiếu hụt tài chính căn cứ theo Nghị định 15.
“Mặc dù có nhiều sự nhầm lẫn trên báo chí về tên gọi của PPP, chúng tôi không biết có bất kì dự án PPP nào theo Quy chế PPP đã được hoàn thành bởi các nhà tài trợ tư nhân hoặc là dự án được các ngân hàng tư nhân hỗ trợ tài chính”, ông Tony Foster nói.
Theo ông Tony Foster, lí do Việt Nam không có các dự án PPP thật sự có rất nhiều. Chẳng hạn như PPP rất phức tạp; sự hỗ trợ của nhà nước là có hạn, vì vậy chắc chắn sẽ phát sinh các vấn đề chính trị; chưa đủ thời gian xây dựng một đội ngũ chuyên gia là những người có thể quản lý chương trình…
Ông Tony Foster cho rằng các vướng mắc chính đối với PPP hiện nay là không có hướng dẫn hoặc cẩm nang hướng dẫn về việc làm thế nào để nhận được nguồn vốn hỗ trợ bù đắp thiếu hụt về tài chính, do đó các nhà đầu tư tư nhân và ASAs không biết làm thế nào để được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, việc không có các nguyên tắc cung cấp nguồn vốn hỗ trợ bù đắp thiếu hụt về tài chính đã khiến nhiều nhà tài trợ và ASAs cho rằng PPP sẽ cần rất nhiều thời gian. Vì thế, dường như là họ không mặn mà lắm với PPP.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng PPP quá nguyên tắc. Các quy chế BOT phát huy hiệu quả trong ngành điện vì quy chế này khá chung chung và có thể được giải thích linh hoạt khi cần thiết, còn lại “rất khó để có thể đáp ứng kịp thời các yêu cầu”.
“Hoạt động đấu thầu gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả cho Việt Nam hơn các dự án được thương lượng/đàm phán riêng”, ông Tony Foster nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng, PPP hiện còn nhiều vấn đề tồn tại cần được giải quyết, như các quy định mang tính ấn định và chưa mang tính định hướng kết quả. Ví dụ để chuẩn bị một dự án PPP mà một cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể đưa ra đấu thầu, cơ quan đó phải tiến hành và phê duyệt các tài liệu gồm: báo cáo đánh giá tác động môi trường, thiết kế cơ sở của dự án, công nghệ sử dụng trong dự án.
Tuy nhiên, ở giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi của một dự án PPP, các nội dung chi tiết của dự án chưa được làm rõ mà nó phụ thuộc vào kết quả của kết quả đấu thầu sau đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp khó khăn khi giải quyết các yêu cầu này của các văn bản pháp luật, dẫn đến những chậm trễ đáng kể trong quá trình chuẩn bị dự án.
Nhóm Công tác cho rằng Luật PPP mới nên có một cách tiếp cận khác theo hướng xem xét các dự án PPP từ góc nhìn thị trường và thương mại, thay vì góc nhìn của dự án đầu tư công hoặc đầu tư tư nhân truyền thống.
“Luật mới có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các tiêu chí mong muốn và cam kết sự hỗ trợ từ nhà nước. Nhà đầu tư tham gia đấu thầu được tự do cơ cấu dự án theo cách thức tốt nhất để đạt hiệu quả mong muốn và tuân thủ pháp luật hiện hành”, báo cáo viết.
Một vấn đề khác nữa mà các dự án PPP gặp phải là việc xác định nguồn vốn hỗ trợ bù đắp thiếu hụt tài chính cho các dự án. Vì việc chuẩn bị đề xuất dự án đòi hỏi nhiều chi phí và nguồn lực, việc không có các quy định rõ ràng về các nguồn vốn bù đắp thiếu hụt tài chính sẽ khiến cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà đầu tư không mặn mà với việc chuẩn bị dự án.
Nhóm Công tác kì vọng rằng Luật PPP mới nên làm rõ các vấn đề liên quan đến các bảo đảm và bảo lãnh đối với dự án cũng như các nguyên tắc về chuẩn bị và giải ngân nguồn vốn hỗ trợ bù đắp tài chính cho dự án.
Bên cạnh đó, liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, Nhóm Công tác cũng kì vọng Luật PPP mới sẽ quy định nhà đầu tư sẽ được tự động cấp giấy chứng nhận sau khi hoàn tất việc đàm phán và ký tắt hợp đồng dự án, bởi giáy chứng nhận là giấy phép quan trong ghi nhận quyền của các nhà đầu tư đối với dự án.
Phát biểu tại VBF 2018, ông Nguyễn Đăng Trương – Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã có báo cáo tổng kết công tác PPP. Báo cáo cho biết đến nay đã có 289 dự án PPP với tổng số vốn tương đương 54 tỷ USD, trong đó có 207 dự án về giao thông, 18 dự án năng lượng và nhiều dự án lĩnh vực văn hóa giải trí khác. Theo loại hình, có 141 dự án BOT, 140 dự án BT, 5 dự án BOO… |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.