3 'đại án' để lại hơn 20.000 tỷ đồng khó có thể thu hồi

P. Thảo - 11/10/2018 21:55 (GMT+7)

Bộ Tư pháp cho biết, gần 2.500 tỷ đồng trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hơn 13.700 tỷ đồng trong vụ Huỳnh Thị Huyền Như, hơn 6.500 tỷ đồng trong vụ Phạm Công Danh rất khó để thu hồi.

VNF
3 'đại án' để lại hơn 20.000 tỷ đồng khó có thể thu hồi

Những thông tin này thể hiện trong báo cáo bổ sung, giải trình những vấn đề mà nhóm nghiên cứu của UB Tư pháp của Quốc hội nêu ra trong phiên họp thẩm tra sơ bộ báo cáo công tác năm 2018 của các cơ quan tư pháp hồi tháng 9 vừa qua.

2.574 tỷ đồng phải thi hành án, chỉ thu hồi được... 84 tỷ đồng

Về vấn đề nhiều vụ án lớn đưa ra thi hành nhưng số tiền chưa thi hành được còn rất lớn và chưa có giải pháp để giải quyết triệt để, Bộ Tư pháp giải thích, thời gian qua, nhiều vụ án lớn liên tục được đưa ra truy tố, xét xử, nên số việc thi hành án dân sự (THADS) trong các bản án, quyết định hình sự về kinh tế tham nhũng tiếp tục tăng cao.

Ngoài những vụ việc chuyển từ kỳ trước sang với giá trị phải thi hành lớn như vụ Phạm Công Danh còn phải thi hành 6.512 tỷ; vụ Huỳnh Thị Huyền Như 13.767 tỉ đồng, vụ Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) Nam Hà Nội hơn 2.400 tỷ đồng... thì trong quý III/2018, các cơ quan THADS tiếp tục thụ lý thêm một số vụ án lớn khác như vụ Hà Văn Thắm trên 1.797 tỷ đồng... Giá trị phải thi hành ngày một tăng lên, trong khi đó những vụ việc đã thụ lý trước đó vẫn chưa giải quyết xong.

Nhận thức được tầm quan trọng của các vụ việc loại này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch giải quyết, thành lập các tổ công tác; tổ chức các buổi họp liên ngành, ban hành công điện đôn đốc và tổ chức các buổi làm việc với các địa phương đang giải quyết các vụ việc.

Các cơ quan THADS đã nỗ lực, cố gắng tập trung tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, quá trình tổ chức thi hành đối với các vụ việc loại này còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cơ bản.

Trước hết, bộ chủ quản nắm lĩnh vực thi hành án dân sự cho biết, số tiền phải thi hành lớn nhưng người phải thi hành án không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm thi hành giá trị thấp.

Việc thu hồi tài sản trong các vụ án Dương Chí Dũng, Huỳnh Thị Huyền Như, Phạm Công Danh... đều rất khó khăn

Riêng vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm, số tiền phải thi hành án là hơn 358 tỷ đồng nhưng mới thu được hơn 41 tỷ đồng, và gần như không còn khả năng thu hồi thêm.

Hiện tại cơ quan THADS đã xử lý xong toàn bộ tài sản kê biên theo bản án và các tài sản xác minh được trong quá trình thi hành án, chỉ còn duy nhất tài sản của Vũ Văn Dương tại Quận 7, TP. Hồ Chí Minh chưa xử lý xong (gồm 3 bất động sản) do TAND quận 7 đang thụ lý tranh chấp về quyền tài sản (giữa Vũ Văn Dương và mẹ đẻ), do đó cơ quan THADS không thể xử lý được.

Tuy nhiên, kể cả xử lý hết tài sản của Vũ Văn Dương tại Quận 7 cũng không đủ để thi hành phần nghĩa vụ còn lại là hơn 317 tỷ đồng. Các đương sự khác đang chấp hành hình phạt tù, không có tài sản để thi hành án.

Vụ Agribank Nam Hà Nội, theo bản án, các đương sự phải bồi thường cho ngân hàng hơn 2.574 tỷ đồng. Các cơ quan THADS đã xác minh điều kiện thi hành án, đã xử lý tài sản và thu được hơn 84 tỷ đồng, hiện không còn tài sản để thi hành án.

Tài sản tham nhũng bị tẩu tán, hợp lý hoá

Bộ Tư pháp nêu giải thích nguyên nhân khác khiến việc thu hồi tài sản trong các vụ “đại án” gặp khó khăn là do tài sản đã bị tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa hoặc tình trạng pháp lý của tài sản chưa rõ ràng, tài sản chưa có đủ giấy tờ thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án.

Vụ Huỳnh Thị Huyền Như, tài sản mua của dự án nhưng chưa thanh toán đủ tiền mua tài sản. Vụ Phạm Công Danh, tài sản là dự án chưa thực hiện xong vệc đền bù hoặc nhận tiền đền bù nhưng vẫn không chuyển đi. Vụ sân vận động Chi Lăng, TP. Đà Nẵng, tài sản kê biên là khu phức hợp thể thao này nhưng hiện có nhiều hộ dân đang sinh sống tại đây, chưa giải quyết được.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng đề cập đến vấn đề thể chế về xử lý tài sản nằm ở nhiều địa phương còn chưa đồng bộ, dẫn đến các tài sản ở nhiều địa phương khác nhau chưa được giải quyết kịp thời làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý tài sản và tiến độ thi hành án.

Vụ Phạm Công Danh, Bộ Tư pháp phải thống nhất với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đồng ý để Cục THADS TP. HCM ủy thác cho Cục THADS TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi xử lý một số tài sản trên địa bàn.

Riêng trường hợp sân Chi Lăng trong vụ Phạm Công Danh, Bộ Tư pháp cho biết sẽ báo cáo Chính phủ giải pháp đền bù cho các hộ dân đang sinh sống trong khu phức hợp nếu không sẽ làm giảm giá trị của tài sản.

Theo Dân trí
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cổ phiếu Nvidia đạt kỷ lục mới nhất, công lớn nhờ Elon Musk

Cổ phiếu Nvidia đạt kỷ lục mới nhất, công lớn nhờ Elon Musk

(VNF) - Cổ phiếu Nvidia ngày 28/5 đã tăng lên mức cao kỷ lục mới sau khi thông tin công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo xAI của tỷ phú Elon Musk đang mua chip Nvidia cho một siêu máy tính mới được lan truyền rộng rãi.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội bị ngân hàng siết nợ

Thêm doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội bị ngân hàng siết nợ

(VNF) - Agribank vừa phát đi thông báo rao bán khoản nợ lần 2 của một công ty xăng dầu có trụ sở ở Hà Nội. Trước đó, một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu.

Căn hộ 45 - 70m2 tính cho 2 người: Cấm ở quá quy định trong mỗi căn chung cư?

Căn hộ 45 - 70m2 tính cho 2 người: Cấm ở quá quy định trong mỗi căn chung cư?

(VNF) - Lãnh đạo Hà Nội cho biết việc xác định chỉ tiêu dân số nhằm khống chế quy mô dân số và cơ cấu căn hộ của dự án trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình của dự án… chứ không phải Hà Nội quy định để cấm người dân ở quá trong căn hộ.

ĐBQH đề nghị cho cán bộ vi phạm hoàn trả tiền bất hợp pháp để 'khép hồ sơ'

ĐBQH đề nghị cho cán bộ vi phạm hoàn trả tiền bất hợp pháp để 'khép hồ sơ'

(VNF) - Phát biểu về vấn đề phòng chống tham nhũng và tiêu cực trong thời gian tới, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng các cấp có thẩm quyền nên có "lằn ranh đỏ"

Cục phó tại Bộ Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì nhận hối lộ

Cục phó tại Bộ Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì nhận hối lộ

(VNF) - Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự (Bộ Tài nguyên và Môi trường) bị bắt về tội Nhận hối lộ.

NHNN dừng đấu thầu, 4 ngân hàng thương mại trực tiếp bán vàng cho dân

NHNN dừng đấu thầu, 4 ngân hàng thương mại trực tiếp bán vàng cho dân

(VNF) - Sau thông tin hủy đấu thầu vàng miếng, NHNN đã quyết định thực hiện bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.

NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB

NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB

(VNF) - Trong 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 3 ngân hàng, còn DongABank và SCB vẫn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát đặc biệt.

Nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ký hợp đồng ‘khủng’ với Nga

Nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới ký hợp đồng ‘khủng’ với Nga

(VNF) - Reliance Industries của Ấn Độ, nhà điều hành tổ hợp lọc dầu lớn nhất thế giới, đã ký thỏa thuận một năm với nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga Rosneft để mua ít nhất 3 triệu thùng dầu mỗi tháng bằng đồng rúp, hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho hay.

Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

Chưa qua nửa năm, CPI đã tăng mạnh 4,44% so với cùng kỳ

(VNF) - CPI tháng 5 tăng nhẹ 0,05% so với tháng trước nhưng tăng 4,44% so với cùng kỳ.

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.