Tiếp tục truy tố Phạm Công Danh, Trầm Bê... gây thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng

Phan Thương - 21/06/2018 19:16 (GMT+7)

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã bổ sung tài liệu và chuyển hồ sơ vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 qua Tòa án nhân dân TP. HCM, đề nghị cơ quan này tiếp tục đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

VNF
Phạm Công Danh (cúi đầu) và Trầm Bê hồi tháng 2/2017.

Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, chiều 21/6, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã bổ sung tài liệu và chuyển hồ sơ vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 để tiếp tục xét xử.

Không phát sinh tình tiết mới, không truy tố thêm đối tượng mới

Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra và điều tra bổ sung, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao khẳng định kết quả điều tra bổ sung không làm phát sinh, thay đổi nội dung truy tố đã nêu theo cáo trạng năm 2017.

Vì vậy, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị Tòa án nhân dân TP. HCM đưa Phạm Công Danh (52 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (58 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank), Phan Huy Khang (45 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) cùng 43 đồng phạm khác ra xét xử sơ thẩm lần 2 về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và VNCB”.

46 bị cáo bị đề nghị đưa ra xét xử vì cho 29 công ty liên quan đến Phạm Công Danh vay tiền tại Sacombank, TPBank, BIDV, gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 7/2/2018, sau hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm lần 1, Tòa án nhân dân TP. HCM có quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 6 vấn đề liên quan đến vụ án.

Về yêu cầu điều tra bổ sung đối với các đối tượng liên quan trong vụ án chưa được khởi tố để xác định đối tượng cần xử lý hình sự, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, theo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành hỏi cung một số bị cáo, lấy lời khai một số đối tượng liên quan tại Sacombank, TPBank, BIDV. Tuy nhiên, kết quả điều tra bổ sung vụ án không phát sinh tình tiết mới nên Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tiếp tục giữ nguyên quan điểm không xử lý hình sự những đối tượng liên quan còn lại tại 3 ngân hàng trên.

4.500 tỷ đồng vốn điều lệ hòa chung vào dòng tiền, không bóc tách được

Về yêu cầu làm rõ 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ (số tiền này Danh lấy từ hành vi phạm tội - PV), Danh chuyển về Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CB Bank (VNCB cũ) nhưng chưa được nâng vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không đồng ý, Hội đồng xét xử đề nghị điều tra bổ sung số tiền này đã được sử dụng như thế nào, ai sử dụng để xác định VNCB thiệt hại 6.126 tỷ đồng hay thấp hơn.

Phạm Công Danh đề nghị CB Bank trả lại 4.500 tỷ đồng.

Theo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, từ ngày 19/11/2013 đến ngày 23/12/2013, sau khi có hành vi phạm tội để vay tiền tại Sacombank, TPBank, BIDV, các công ty của Danh đã chuyển 4.500 tỷ đồng về tài khoản của VNCB tại Ngân hàng Agribank - chi nhánh Tân Phú (TP. HCM). Sau đó, số tiền này lần lượt được chuyển về tài khoản của VNCB tại Liên Việt PostBank, về tài khoản của VNCB tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Đến đầu ngày 14/2/2014, lượng tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tại các tổ chức tín dụng khác của VNCB là gần 14.000 tỷ đồng, bao gồm tiền gửi của VNCB sang 3 ngân hàng liên quan đến vụ án để bảo lãnh các khoản vay (Sacombank là 1.854 tỷ đồng, TPBank là 1.706 tỷ đồng, BIDV là 3.070 tỷ đồng cùng lãi nhập gốc của các khoản tiền này) và 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ.

Đồng thời, trong giai đoạn từ ngày 14/2/2014 – 26/7/2014, VNCB đã chi tổng cộng số tiền gần 77.000 tỷ đồng tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác (trong đó bao gồm cả số tiền 4.500 tỷ đồng) và thu tổng cộng gần 70.000 tỷ đồng.

Như vậy, cáo trạng cũng nêu, 4.500 tỷ đồng đã hòa chung vào dòng tiền của VNCB và VNCB đã sử dụng cho nhiều mục đích. Trong đó, có giải ngân 2.500 tỷ đồng cho các công ty của Phạm Công Danh vay và chuyển 400 tỷ đồng cho Công ty Hương Việt thuê trụ sở (đã được giải quyết ở giai đoạn 1 của vụ án). Do vậy, không thể bóc tách chi tiết được 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ do các côn ty của Danh chuyển vào thì VNCB đã dùng cho mục đích cụ thể nào.

Trong khi đó, khi xử sơ thẩm hồi tháng 2/2017, Phạm Công Danh cho rằng 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều do Danh nộp vào nhưng không được Ngân hàng Nhà nước đồng ý thì nay CB Bank phải trả lại cho Danh để bị cáo khắc phục hậu quả hoặc Hội đồng xét xử phải tuyên đối trừ thiệt hại cho bị cáo.

Về các yêu cầu điều tra bổ sung khác, do kết luận điều tra bổ sung không thay đổi so với ban đầu, nên Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tiếp tục giữ nguyên quan điểm truy tố 46 bị cáo.

Theo Thanh Niên
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

(VNF) - Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm, ông Lê Mạnh Linh làm Phó chủ tịch HĐQT EVNFinance… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

(VNF) - Giai đoạn nửa cuối năm 2024, nhiều mẫu xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có một số mẫu nằm cùng phân khúc và cạnh tranh với VinFast VF3.

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

(VNF) - Theo tờ SCMP, từ đầu năm tới nay, hơn 30 quan chức nhà nước, chủ ngân hàng và giám đốc tài chính Trung Quốc đã bị bắt giữ do liên quan tới tham nhũng. Mới đây nhất, Bộ trưởng nông nghiệp nước này cũng đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm luật pháp và kỷ luật.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

(VNF) - "Tự tin" vì đã có bảo hiểm lo, nhiều năm không xem lại hợp đồng, cũng không biết mình có quyền lợi gì, đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì mới “tá hoả” là tham gia không đúng nhu cầu, tham gia ủng hộ. Đành phải bỏ cả trăm triệu tiền túi ra để chi trả cho chi phí y tế.

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

(VNF) -Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ về lạm phát đang lớn dần khi lãi suất đang có xu hướng gia tăng. Giá vàng, giá dầu cũng đang tạo nguy cơ lớn tác động tới lạm phát.

Trung tâm dạy nghề 37ha bị bỏ hoang cả thập kỷ

Trung tâm dạy nghề 37ha bị bỏ hoang cả thập kỷ

(VNF) - Trung tâm Giáo dục, dạy nghề 05 - 06 cũ ở Đà Nẵng bỏ hoang hơn một thập kỷ. Thành phố đã thống nhất chủ trương thanh lý tài sản tại trung tâm để khai thác quỹ đất này trong thời gian tới.

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

Đà Nẵng đấu giá 10 khu làm bãi đỗ xe trong khu trung tâm

(VNF) - Các khu đất đều nằm ở vị trí đắc địa, trung tâm Đà Nẵng được chính quyền thành phố đấu giá để xây dựng bãi đỗ xe.

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

Ninh Bình: Xây tuyến đường du lịch 130 tỷ nối vào Cố đô Hoa Lư

(VNF) - Dự án xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị từ thị trấn Thiên Tôn (huyện Hoa Lư) đến Cố đô Hoa Lư được Ninh Bình đầu tư 130 tỷ đồng.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.