Ông Phạm Công Danh: ‘Xin cho Tập đoàn Thiên Thanh có cơ hội sống’

Đức Hoàng - 01/02/2018 20:51 (GMT+7)

(VNF) – "Tập đoàn Thiên Thanh không còn cái gì ngoài mảnh đất thuê. Tuy nhiên, Tập đoàn đã 60 năm tuổi, có mấy nghìn nhân viên. Mong HĐXX xem xét dòng tiền cấn trừ để Tập đoàn có cơ hội sống và những nhân viên của tập đoàn có công ăn việc làm, làm người có ích cho xã hội", ông Phạm Công Danh nói lời sau cùng tại phiên tòa chiều 1/2.

VNF
Ông Phạm Công Danh: ‘Xin xem xét dòng tiền cấn trừ để Tập đoàn Thiên Thanh có cơ hội sống’

Chiều nay (1/2), TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng - VNCB), Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank) và các đồng phạm. 

Được nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử bước vào phần nghị án, bị cáo Phạm Công Danh cảm ơn Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát, các trại giam đã tạo điều kiện cho dự tòa dù sức khỏe yếu.

"Bị cáo mong muốn Hội đồng xét xử làm rõ các dòng tiền, đặc biệt là dòng tiền tăng vốn điều lệ để cấn trừ vào tiền sai phạm cho bị cáo và các bị cáo khác. Bị cáo không sử dụng những đồng tiền nhà đầu tư nộp vào tăng vốn điều lệ cho mục đích gì của riêng cá nhân", ông Danh nói.

Bị cáo Danh nói tiếp: "Nhà bị cáo đã bị bán, nhà vợ đang ở cũng bị kê biên, vợ con bị cáo phải đi thuê nhà ở. Tất cả tiền có được bị cáo đều dùng để phục vụ ngân hàng. Trước khi nhận ngân hàng, nhóm Phú Mỹ không hề trả một khoản nợ nào".

"Bị cáo phải cố gắng giữ ngân hàng và mong Hội đồng xét xử xem xét để bị cáo có điều kiện chữa bệnh, để có thể khắc phục hậu quả".

"Tập đoàn Thiên Thanh không còn cái gì ngoài mảnh đất thuê. Tuy nhiên, Thiên Thanh là tập đoàn đã gần 60 năm tuổi, có mấy nghìn nhân viên. Mong Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo để chỗ nào bị cáo gây thiệt hại, chỗ nào có thể xem xét dòng tiền cấn trừ để Tập đoàn có cơ hội sống và những nhân viên có công ăn việc làm, làm người có ích cho xã hội", ông Danh trình bày.

Phạm Công Danh cũng gửi lời xin lỗi tới các nhân viên của Thiên Thanh và cán bộ 3 ngân hàng BIDV, TPBank, BIDV đã vì mình mà phạm tội. "Mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho họ", ông Danh nói.

Trầm Bê xin được hưởng mức án thấp nhất

Tiếp đó, bị cáo Trầm Bê nói lời sau cùng trong ngập ngừng. Trước hết ông Trầm Bê gửi lời cảm ơn Viện kiểm sát đã xem xét đề nghị giảm nhẹ hình phạt; gửi lời xin lỗi HĐQT Sacombank và toàn bộ nhân viên vì hành vi sai sót của mình đã ảnh hưởng đến ngân hàng, nhân viên.

Trầm Bê khẳng định "mình không có cố ý làm trái gây hậu quả" mà "vì một chút sơ suất mà bị cáo gây ra hậu quả".

"Khi bị bắt, đứng trước tòa thì tôi cũng thấy rằng sơ suất của tôi đã gây ra hậu quả không thể ngờ đến. Điều này có thể một phần cũng do hệ thống pháp luật khiến tôi không thể biết hết được những luật liên quan", bị cáo Trầm Bê nói.

Ông Trầm Bê tiếp tục nói: "Lỗi sai thì bị cáo nhận nhưng bị cáo không hề cố ý gây ra sai phạm và những gì xảy ra tại tòa trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa xét xử đều thấy rõ điều đó. Bị cáo cũng vì sự phát triển ngân hàng chứ không hề vì vụ lợi cá nhân".

"Bị cáo xin Hội đồng xét xử xem xét cho hưởng một mức án thấp nhất hòa nhập xã hội sớm. Nếu luận tội năm năm với tôi như Viện kiểm sát là quá nặng. Mong Hội đồng xét xử xem xét cho tôi mức án thuyết phục, không phải chống án", ông Trầm Bê nói lời sau cùng trước khi nghị án.

Mai Hữu Khương nói lời sau cùng "xin sớm về chăm sóc gia đình"

Bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) trình bày: "Phải sống trong giai đoạn đó mới biết được rằng thanh khoản ngân hàng lúc đó khủng khiếp như thế nào. Vì ngân hàng nên các bị cáo đã gây ra sai phạm".

"Bị cáo mong Hội đồng xét xử thu hồi khoản tiền do phạm tội mà có để khắc phục hậu quả. Bị cáo nhận thấy bản án của mình rất cao, mong được xem xét giảm nhẹ mức án, tạo điều kiện cho bị cáo chăm sóc gia đình và mong Hội đồng xét xử cũng xem xét giảm án cho các cán bộ Thiên Thanh, cán bộ 3 ngân hàng", bị cáo Khương nói.

Các bị cáo còn lại cũng tỏ ý ân hận và mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm được về chăm sóc gia đình, con cái.

Dự kiến, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án vào ngày 7/2.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

(VNF) - Khách hàng tham gia gói bảo hiểm Muôn sắc Yêu thương, có quyền lợi chi trả bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ làm bồi thường, bảo hiểm BSH đưa ra lý do từ chối chi trả: Bệnh này khách hàng đã biết trước, tính là bệnh có sẵn. Trong khi đó khách hàng khẳng định, chỉ khi đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, mới phát hiện con bị bệnh.

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

(VNF) - Theo truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Ebrahim Raisi được cho là đã tử vong sau vụ rơi máy bay trực thăng.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.