Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Sáng 12/1, phiên tòa đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh tiếp tục ngày thứ 5 với phần xét hỏi về hành vi liên quan đế gói tín dụng 4.700 tỷ đồng mà Phạm Công Danh vay của BIDV.
Trước toà, Phạm Công Danh thừa nhận hành vi thành lập 12 công ty "ma", dựng hồ sơ ảo để vay 4.700 tỷ của BIDV. Tuy nhiên, ông Danh nói sai lầm này là có bối cảnh đưa đẩy, đó là việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Đại Tín tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng.
"Đại diện Ngân hàng Nhà nước cùng tất cả các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát đã có một cuộc họp vào khoảng cuối năm 2013, yêu cầu bằng cách nào đó phải tăng vốn lên 7.500 tỷ đồng.
"Giữ được ngân hàng đã khó rồi, tôi xin giãn tiến độ ra, mỗi lần tăng khoảng 500 - 1.000 tỷ đồng thôi, nhưng lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nói không được giãn và vẫn yêu cầu tăng vốn, còn bằng cách nào thì doanh nghiệp phải tự lo liệu", ông Danh nói.
Hội đồng xét xử xác nhận lại với bị cáo Phan Thành Mai (cựu Tổng giám đốc VNCB) có đúng Ngân hàng Nhà nước đã thúc ép tăng vốn?
Ông Mai xin định nghĩa lại từ "thúc ép", theo cách hiểu của mình thì đúng là như vậy.
Ông Phan Thành Mai cho biết, ông Phạm Công Danh đã trình bày 2 - 3 lần rằng nên chia nhỏ việc tăng vốn theo đúng năng lực của ngân hàng và phù hợp với bối cảnh thời điểm đó. Tuy nhiên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước vẫn yêu cầu tăng vốn nhằm đáp ứng phương án tái cơ cấu.
"Anh Danh đã kẹt vào thế khó, tăng vốn cũng chết mà không tăng thì ngân hàng cũng phá sản vì không đáp ứng tăng trưởng tín dụng, không có lợi nhuận", ông Phan Thành Mai nói thêm trước tòa.
Tiếp tục trả lời Hội đồng xét xử, bị cáo Phạm Công Danh giải thích rằng, bản thân Tập đoàn Thiên Thanh khi đó có một số dự án đã được cơ quan Nhà nước phê duyệt và bị cáo xác định nếu bán các dự án đó sẽ có tiền trả nợ.
"Nếu nói về lý bị cáo nhận sai, nhưng trong bối cảnh đó bị cáo hoàn toàn không muốn làm. Nếu Ngân hàng Nhà nước không thúc ép, tôi sẽ không sai phạm trong việc này", ông Danh nói.
Trước đó, chủ tọa đã mời đại diện Viện Kiểm sát giải thích rõ yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về việc thu hồi 6.127 tỷ đồng cho ngân hàng VNCB.
Viện Kiểm sát cho biết trong công văn ngày 27/3/2017 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao gửi Bộ Công an có 5 nội dung. Trong đó có yêu cầu thứ 5 là đề nghị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thu hồi 6.127 tỷ đồng thiệt hại về cho VNCB nhưng cáo trạng xác định đến nay Bộ Công an chưa thu hồi số tiền này.
Bà Tăng Thị Nga (điều tra viên tham gia thụ lý hồ sơ vụ án) cho biết trong cáo trạng đã xác định số tiền này nhưng trong quá trình điều tra, Bộ Công an nhận thấy đây là số tiền gửi của VNCB mà Phạm Công Danh dùng để thế chấp khoản vay tài sản tại 3 ngân hàng (Sacombank, TPBank, BIDV) và thực hiện trả nợ, thu nợ trực tiếp từ 2 ngân hàng (Sacombank, TPBank).
BIDV đã tất toán trả về cho VNCB thông qua việc thu tài sản của 12 công ty vay vốn.
"6.127 tỷ đồng này Viện Kiểm sát xác định vật chứng vụ án nhưng lại không nói rõ cơ chế thu. Trong quá đình điều tra, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã trưng cầu giám định và xác định việc gửi tiền, thu tiền của 3 ngân hàng không sai nên không có căn cứ để thu hồi số tiền này", bà Nga cho biết.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.