Bơm 2,5 - 3 triệu tỷ đồng sẽ tác động thế nào tới nền kinh tế?
(VNF) - PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính, Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) khẳng định, việc bơm từ 2,5 đến 3 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế sẽ giúp hỗ trợ và tạo động lực lớn cho tăng trưởng. Tuy nhiên, đây không hẳn là cách duy nhất để đạt được tăng trưởng cao và hiện việc bơm vốn sẽ gặp rào cản rất lớn đó chính là bức tường tỷ giá.
Năm nay, ngành ngân hàng đặt mục tiêu tăng tín dụng 16%, tương đương với 2,5 – 3 triệu tỷ đồng sẽ được bơm ra nền kinh tế. Giới phân tích nhận định, với một lượng tiền rất lớn được bơm ra, nếu không chảy vào khu vực sản xuất thực, sẽ tái lập tình trạng lạm phát, “bong bóng tài sản” và nợ xấu tăng cao…
Xung quanh vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính có cuộc trò chuyện PGS. TS Nguyễn Hữu Huân.
- Lo ngại rào cản tỷ giá Ông nhận định như thế nào về tác động của việc bơm từ 2,5 đến 3 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế để hỗ trợ cho việc tăng trưởng?
PGS Nguyễn Hữu Huân: Việc bơm từ 2,5 đến 3 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế sẽ giúp hỗ trợ và tạo động lực lớn cho tăng trưởng.
Tuy nhiên, đây không hẳn là cách duy nhất để đạt được tăng trưởng cao và hiện việc bơm vốn sẽ gặp rảo cản rất lớn đó chính là bức tường tỷ giá.
Khi chúng ta giảm lãi suất để kích thích cầu tín dụng sẽ làm cho chênh lệch lãi suất tăng cao và gây áp lực đến tỷ giá, bởi FED vẫn chưa có ý định giảm lãi suất sớm trong năm nay.

Việc tỷ giá luôn căng thẳng từ đầu năm đến nay là một minh chứng cho điều đó, và điều này sẽ làm cho NHNN rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải chịu áp lực cân bằng giữa giảm lãi suất và ổn định tỷ giá trong bối cảnh dư địa giảm lãi suất không còn nhiều. Với một nền kinh tế có tỷ giá dao động trong biên độ hẹp như của Việt Nam thì chính sách tiền tệ sẽ có hạn chế như trên.
Chính vì thế, thay vì thúc đẩy tăng trưởng bằng chính sách tiền tệ, chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào chính sách tài khóa hiện đang có nhiều dư địa hơn để mở rộng bởi hàng loạt các dự án lớn đã và đang tiếp tục được triển khai.
- Ông có nói đây không phải là các duy nhất, vậy theo ông, với tăng trưởng năm nay, chúng ta nên đặt trọng tâm vào những lĩnh vực nào?
PGS Nguyễn Hữu Huân: Theo tôi, năm nay chúng ta nên tập trung vào 2 trụ cột chính, một là xuất khẩu để tận dụng thời cơ từ các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có lợi cho Việt Nam và hai là đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng.
- Vậy với việc bơm tiền như trên, lĩnh vực nào của nền kinh tế sẽ được hưởng lợi hay nói cách khác, tín dụng sẽ chảy vào đâu, thưa ông?
PGS Nguyễn Hữu Huân: Theo tôi, dòng tiền giá rẻ sẽ có khả năng chảy vào các kênh đầu cơ như bất động sản hay chứng khoán.
Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại và kinh nghiệm điều tiết thị trường sẽ hạn chế dòng tiền chảy quá ồ ạt vào các kênh này, mà thay vào đó là tìm kiếm những kênh trong nền kinh tế thực đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng.
Đối với kênh bất động sản, hiện nay đang có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích người trẻ mua nhà như các ngân hàng đang tung ra các gói vay ưu đãi cho người dưới 35 tuổi, theo tôi đây là một tín hiệu tích cực và dòng tiền có thể chảy mạnh vào các bất động sản có nhu cầu thực, giúp cho người trẻ có cơ hội để sở hữu nhà cũng như tạo thêm động lực để thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, các giải pháp cần thực tế hơn như thời hạn cho vay lãi suất ưu đãi cần dài hơn hay thời gian vay cần lâu hơn… để có thể thực sự khuyến khích người trẻ vay mua nhà trong thời gian tới.
- Việc bơm tiền này có đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới không, thưa ông?
PGS Nguyễn Hữu Huân: Đương nhiên việc bơm tiền sẽ đồng nghĩa với việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, và nhiều chuyên gia đã có nhận định là nó có thể gây ra lạm phát trong tương lai khi mà lạm phát kỳ vọng tăng.
Tuy nhiên, câu chuyện lạm phát sẽ chưa tới ngay mà vấn đề trước mắt chính là yếu tố tỷ giá sẽ có tác động dường như ngay lập tức bởi việc giảm lãi suất và bơm tiền. Nhưng nếu chúng ta chấp nhận cho phép tỷ giá giảm giá tương đối với USD thì cũng là một yếu tố có thể cân nhắc để duy trì tốc độ bơm tiền như hiện nay ra nền kinh tế.
Nhìn chung, Trung Quốc và các quốc gia bị đánh thuế xuất khẩu sang Mỹ sẽ chủ động phá giá đồng nội tệ để đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ, bởi việc phá giá tiền tệ sẽ giúp cho hàng hóa của họ rẻ trở lại mặc dù vẫn bị đánh thuế.
Do đó, nếu chúng ta cho phép tỷ giá VND/USD biến động với biên độ lớn hơn cũng sẽ là một giải pháp có thể tính tới. Đương nhiên chúng ta sẽ phải đánh đổi yếu tố ổn định vĩ mô một phần để đổi lấy tăng trưởng, trong đó tỷ giá và lạm phát sẽ có xu hướng tăng.
Kích thích kinh tế nội địa
- Tuy nhiên, công bằng mà nói, việc bơm tiền để thúc đẩy giải ngân chỉ là giải pháp mang tính ngắn hạn, về lâu dài làm thế nào để giảm được tác dụng phụ của việc bơm tiền, thưa ông?
PGS Nguyễn Hữu Huân: Đó là bài toán đánh đổi và khó có thể triệt tiêu hoàn toàn tác dụng phụ. Thay vào đó, cần tập trung nhiều hơn vào xuất khẩu để có dòng ngoại tệ dồi dào trong thời gian tới. Việc nguồn ngoại tệ dồi dào sẽ giúp cho chúng ta có dư địa để bơm tiền tốt hơn thông qua cơ chế mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối và bơm VND ra lưu thông.
Việc này sẽ giúp cho tỷ giá không biến động quá lớn, nhưng việc dòng tiền gia tăng trong nền kinh tế và chảy vào các kênh đầu cơ thì có thể tạo ra bong bóng và lạm phát. Để hạn chế việc này, cần có các cơ chế để kiểm soát dòng tiền tốt hơn, thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế thực.

- Hướng tới tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo, theo ông, làm thế nào để tăng trưởng nhanh và bền vững, thưa ông?
PGS Nguyễn Hữu Huân: Nhìn chung, việc thúc đẩy kinh tế bằng việc bơm tiền chỉ là việc vay mượn tăng trưởng trong ngắn hạn, bởi về dài hạn, biến số sản lượng không phụ thuộc vào giá cả và các yếu tố danh nghĩa.
Trong lịch sử điều hành chính sách tiền tệ trên thế giới và dựa vào các học thuyết về lý thuyết tiền tệ của Friedman, không phải cứ tăng cung tiền là kinh tế tăng trưởng, bởi tính trung lập của chính sách tiền tệ trong dài hạn cũng như các biến số thực của nền kinh tế như sản lượng hay tỷ lệ thất nghiệp sẽ không phụ thuộc vào cung tiền danh nghĩa trong dài hạn.
Do vậy, nếu như muốn đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, chúng ta cần tập trung nhiều hơn vào các biến số thực của nền kinh tế, trong đó đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động như ứng dụng công nghệ, đào tạo nhân sự, đầu tư cơ sở hạ tầng…
Bên cạnh đó, cần có các giải pháp nhằm phát triển nguồn lực kinh tế nội địa, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân như có các ưu đãi về thuế, phí. Quy định về tỷ lệ nội địa hóa với hàng hóa trong nước và xuất khẩu, các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như nhận chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI… nhằm giúp cho khu vực này có thêm dư địa để phát triển trong giai đoạn tới.
Có như vậy, nền kinh tế mới có thể phát triển ổn định và bền vững dựa trên tự chủ và nội lực.
Để cất cánh nền kinh tế trong kỷ nguyên mới, theo tôi chúng ta cần vài năm đầu để chuẩn bị cho sự cất cánh này thông qua các việc làm trên, cũng giống như việc chúng ta cần phải chuẩn bị nhiên liệu và thiết kế động cơ cho tốt để chuyến du hành vào kỷ nguyên mới được trơn tru và ổn định hơn.
Chúng ta vẫn có thể cất cánh ngay bay giờ nhưng với điều kiện là vừa bay và vừa thay động cơ, điều này không phải không làm được về mặt lý thuyết nhưng cũng sẽ đòi hỏi một sự tập trung cao độ và quyết tâm của toàn bộ nền kinh tế.
Trân trọng cảm ơn ông!
Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng
- 'Bơm' 2,5 triệu tỷ vào nền kinh tế: Dòng tiền chảy vào đâu? 09/03/2025 03:30
- Tín dụng tăng cao khi bộ đệm vốn mỏng, ngân hàng thêm rủi ro 06/03/2025 12:30
- Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng 17/03/2025 08:45
Nhà băng dồn dập báo lãi nghìn tỷ trong quý đầu năm
(VNF) - Nhiều ngân hàng đã hé lộ kết quả kinh doanh quý đầu năm khởi sắc với lợi nhuận tới cả nghìn tỷ đồng. Bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng trong quý đầu năm cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, nhất là tín dụng.
Thu nhập nhân viên một ngân hàng hơn 70 triệu đồng/tháng
(VNF) - Có ngân hàng tại Việt Nam năm 2024 trả cho nhân viên bình quân hơn 70 triệu đồng/tháng. Với giá vàng nhẫn hiện nay thì mức thu nhập mua được gần 7 chỉ vàng.
MBV giảm mạnh lỗ sau chưa đầy 3 tháng về với MB
(VNF) - Lỗ lũy kế của MBV (Oceanbank) giảm gần 4.000 tỷ đồng sau chưa đầy 3 tháng về với MB, trong khi đó quy mô tài sản, tiền gửi tăng mạnh.
Tỷ giá liên tục lập đỉnh mới: Những biến số khó lường
(VNF) - Tỷ giá VND/USD gần đây tăng mạnh và liên tục lập đỉnh mới. Theo giới phân tích, tỷ giá sẽ biến động nhiều hơn trong ngắn hạn, áp lực với tỷ giá vẫn hiện hữu trước những ẩn số khó lường.
Giá USD ngân hàng đảo chiều giảm mạnh
(VNF) - Sau nhiều phiên tăng mạnh, lên sát 26.200 đồng/USD, giá USD tại kênh ngân hàng hôm nay (10/4) quay đầu giảm mạnh, tới 200-300 đồng, giá bán ra tại nhiều nhà băng đã xuống dưới 26.000 đồng/USD.
Tín dụng BĐS tăng, 1 ngân hàng giải ngân hàng trăm tỷ cho người trẻ mua nhà
(VNF) - Tính riêng tại khu vực TP.HCM, tổng dư nợ tín dụng bất động sản 2 tháng đầu năm đạt 1.098 nghìn tỷ đồng, tăng 1,15% so với cuối năm 2024.
Điểm nóng mùa ĐHĐCĐ 2025: Ngân hàng lớn, bé 'rủ nhau' tăng vốn
(VNF) - Điểm nhấn trong mùa ĐHĐCĐ năm nay của các ngân hàng xoay quanh câu chuyện tăng vốn. Bên cạnh mục tiêu tiến tới tiêu chuẩn Basel III, tăng vốn còn là động lực để các ngân hàng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra.
Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận tăng 24%, khoá room ngoại ở mức 6%
(VNF) - Nhằm ổn định cơ cấu cổ đông, phù hợp với định hướng phát triển dài hạn của Eximbank, đồng thời, để giữ và duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư, Eximbank đề xuất tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 6% vốn điều lệ từng thời kỳ.
Tiền gửi khách hàng tại ngân hàng lập kỷ lục mới
(VNF) - Tiền gửi của khách hàng vào hệ thống ngân hàng tháng 12/2024 tiếp tục đạt kỷ lục mới, gần chạm 15 triệu tỷ đồng, song tổng huy động vốn năm 2024 thấp hơn tín dụng gần 1 triệu tỷ đồng.
Tái cơ cấu ngân hàng yếu kém: Bao giờ đến lượt SCB?
(VNF) - Trong khi nhiều ngân hàng yếu kém khác đã bắt đầu có những chuyển động rõ nét trong quá trình tái cơ cấu thì SCB vẫn chưa ghi nhận nhiều tiến triển đáng kể.
UOB Việt Nam tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng
(VNF) - Tập đoàn UOB vừa thông tin về việc đã tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank tại Việt Nam (UOB Việt Nam) lên 10.000 tỷ đồng.
Thuế 46% 'càn quét' nhiều DN, ông chủ ngân hàng khó tránh khỏi cú 'sốc'
(VNF) - Theo VCBS, một số ngân hàng đang tập trung đẩy mạnh tiếp cận nhóm FDI như VPBank, Techcombank và MB... sẽ gặp những thách thức ngắn hạn trong việc mở rộng tín dụng mảng này trước "cú sốc" thuế quan.
ACB giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16-18% bất chấp biến động vĩ mô
(VNF) - ACB giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16-18% trong năm 2025, dù đối mặt nhiều thách thức vĩ mô. Ngân hàng dự kiến tập trung vào mảng khách hàng cá nhân, SME và mở rộng sang doanh nghiệp lớn.
Giá USD ngân hàng tăng mạnh, lên đỉnh cao mới
(VNF) - Giá USD hôm nay tại các ngân hàng tăng mạnh, vượt 26.100 đồng/USD ở chiều bán, mức cao nhất chưa từng có.
Vietcombank dự kiến nâng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng
(VNF) - Vietcombank dự kiến phát hành 543,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mệnh giá 10.000/cp cho tối đa 55 nhà đầu tư để nâng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng.
Lãi suất cho vay tới 11%/năm: Cách nào hạ chi phí để hỗ trợ DN?
(VNF) - Lãi vay hiện vẫn còn cao, các ưu đãi còn khó tiếp cận, một số doanh nghiệp phản ánh đang phải chịu lãi suất tới 11%/năm. Mức lãi suất này liệu có giảm
Tăng trưởng tín dụng: 'Mỗi khi ngân hàng chốt sổ, con số lại bật lên'
(VNF) - Mặc dù có mức tăng trưởng ấn tượng song theo nhiều chuyên gia, bản chất của tăng trưởng tín dụng quý I/2025 vẫn mang tính kỹ thuật nhiều hơn khi tốc độ tăng trưởng “đổ dồn” vào những tuần cuối cùng của quý.
Thủ tướng yêu cầu sớm trình phương án xử lý Ngân hàng SCB
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý; khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng SCB.
Ngân hàng do bầu Thụy làm chủ tịch sẽ chi hơn 7.400 tỷ chia cổ tức tiền mặt
(VNF) - LPBank do ông Nguyễn Đức Thuỵ (bầu Thuỵ) làm chủ tịch dự kiến dùng 7.468 tỷ đồng để chi trả cổ tức bằng tiền mặt tới 25%, đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22,2% và thành lập LPBank AMC.
Trăm nghìn tỷ đồng bơm vào nền kinh tế, tỷ giá sẽ lên đến đâu?
(VNF) - Chỉ trong 1 tuần, hàng trăm nghìn tỷ đồng đã được bơm vào nền kinh tế. Tỷ giá tăng nóng, vượt 26.000 đồng/USD. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
Thủ tướng yêu cầu loại bỏ tài khoản ngân hàng không chính chủ
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch; phát hiện, phân loại, cảnh báo các tài khoản có giao dịch bằng địa chỉ IP tại nước ngoài.
Bac A Bank hoàn phí chuyển đổi cho chủ thẻ Chip Contactless
(VNF) - Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip để được trải nghiệm phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn và có cơ hội nhận nhiều ưu đãi từ BAC A BANK.
ABBANK triển khai gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện
(VNF) - Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ngân hàng NCB báo lãi quý I/2025
(VNF) - Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 125 tỷ đồng và thu nhập lãi thuần đạt mức cao nhất trong 9 quý liên tục, ước đạt gần 510 tỷ đồng.
Sau cú tăng vượt 26.000 đồng/USD, tỷ giá sẽ lên đến đâu?
(VNF) - Sau tuyên bố áp thuế quan đối ứng của Tổng thống Trump, thị trường tiền tệ toàn cầu đã chịu sức ép đáng kể. Trong đó, tỷ giá USD cũng tăng 'bốc đầu' vượt mốc 26.000 VND/USD.
Nhà băng dồn dập báo lãi nghìn tỷ trong quý đầu năm
(VNF) - Nhiều ngân hàng đã hé lộ kết quả kinh doanh quý đầu năm khởi sắc với lợi nhuận tới cả nghìn tỷ đồng. Bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng trong quý đầu năm cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, nhất là tín dụng.
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.