Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tháng 5/1975, Tổng thống Gerald R. Ford đã ký lệnh áp đặt cấm vận thương mại với Việt Nam. Dẫu có những nỗ lực ngoại giao từ hai phía để thay đổi tình hình, lệnh cấm vận cuối cũng đã kéo dài gần 20 năm vì nhiều lý do khác nhau.
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức vào năm 1986 đã đặt nền móng cho quá trình đổi mới tư duy nói chung và trong lĩnh vực đối ngoại nói riêng. Báo cáo Chính trị của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ quan điểm Việt Nam muốn mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế; mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Riêng đối với Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ “tiếp tục bàn bạc để giải quyết các vấn đề nhân đạo do cuộc chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương vì lợi ích, hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á”.
Sau khi Hiệp ước Paris chấm dứt chiến tranh Campuchia được ký kết năm 1991, bang giao giữa Việt Nam và các nước trong Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển dần sang đối thoại, hợp tác. Sự cải thiện quan hệ trong nội bộ ASEAN đã giúp cải thiện quan hệ của Việt Nam với thế giới nói chung, đặc biệt là với Hoa Kỳ.
Từ năm 1991, Hoa Kỳ nới lỏng dần lệnh cấm vận đối với Việt Nam, mở đường cho tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gặp Ngoại trưởng Mỹ James Baker tại New York, ngày 29/9/1990. Ảnh tư liệu.
Ngày 29/9/1990, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James Baker tại Washington. Cuộc gặp này đã mở ra các cuộc gặp, làm việc, đàm phán quan trọng trong những năm tiếp theo.
Tháng 6/1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ VII, đề ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Đại hội lần thứ VII đã xác định bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ là một chủ trương đối ngoại quan trọng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Trong năm 1992, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có nhiều cuộc tiếp xúc để thảo luận về vấn đề tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Trong ba ngày từ 17- 19/10/1992, phái đoàn của J. Vessey, đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ, đến Hà Nội nhằm thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác việc tìm kiếm các quân nhân Hoa Kỳ bị mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
Việc xử lý khối tài sản của Việt Nam bị Hoa Kỳ tịch thu và tài sản của Hoa Kỳ bị Việt Nam tịch thu cũng được tiến hành trong giai đoạn này. Sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Hoa Kỳ trình Quốc hội một nghị định để tất cả những công dân Hoa Kỳ có tài sản bị mất mát, bị tịch thu ở Việt Nam trước 30/4/1975 làm tờ khai, sau đó tổng hợp lại để thương lượng với Việt Nam.
Năm 1989, Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam (USVTC), trực thuộc Trung tâm Quốc tế tại Washington D.C đã được thành lập. USVTC luôn đi đầu trong các nỗ lực vận động dư luận, chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận, tiến đến bình thường hoá với Việt Nam.
Tháng 11/1992, Tổng thống George H. W. Bush lần đầu tiên gửi thư cho Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh qua đặc phái viên J. Vessey về quan hệ ngoại giao song phương. Ngày 14/12/1992, Tổng thống Hoa Kỳ Bush tuyên bố bãi bỏ một phần lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton công bố quyết định bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Ảnh tư liệu
Đầu năm 1993, ông Bill Clinton được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ. Là người từng chống việc Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton đã tích cực thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Hàng loạt vấn đề vướng mắc, trở ngại đã lần lượt được giải quyết để đến ngày 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
Sau khi bỏ cấm vận, Bộ thương mại Hoa Kỳ cũng đã chuyển Việt Nam từ nhóm Z, tức nhóm bị hạn chế thương mại gồm Bắc Triều Tiên, Cuba, Việt Nam, lên nhóm Y là nhóm ít bị hạn chế thương mại hơn, gồm Liên Xô và các nước thuộc khối Vacsava cũ như Albania, Mông Cổ, Lào, Campuchia…
Ngày 26/6/1994, Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhất trí trao đổi các văn phòng đại diện liên lạc nhằm cụ thể hóa việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước. Và ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton đã công bố “bình thường hóa quan hệ” với Việt Nam, đánh dấu trang mới trong lịch sử quan hệ ngoại giao của hai nước. Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Bill Clinton nhấn mạnh “bước đi này cũng sẽ giúp đất nước chúng ta tiến lên phía trước về một vấn đề chia rẽ người Mỹ với nhau quá lâu rồi”.
Tiếp đó, ngày 6/8/1995, Ngoại trưởng Warren Christopher thăm Hà Nội và chính thức mở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng mở Đại sứ quán tại Washington D.C.
Đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam năm 1985. Nguồn: Ảnh tư liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngay khi lệnh cấm vận vẫn còn hiệu lực, ngày 30/10/1985, một đoàn 30 doanh nghiệp Hoa Kỳ thuộc các ngành sản xuất xe hơi, máy bay, chế tạo máy, điện lực, điện thoại, du lịch đến thăm Hà Nội. Trong chuyến thăm này, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp đón.
Luật Đầu tư nước ngoài 1987 đã khiến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục gia tăng cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990. Trong bối cảnh đó, một số công ty của Hoa Kỳ cũng bắt đầu muốn đầu tư vào Việt Nam.
Năm 1989, các công ty Hoa Kỳ như General Electric, IBM, Boeing, Ford… thông qua các hình thức khác nhau đã đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư. Tháng 11/1991, Hoa Kỳ bắt đầu cho phép các doanh nghiệp tổ chức đoàn đi Việt Nam, trong đó một số doanh nghiệp bắt đầu đặt văn phòng đại diện để chuẩn bị cho hoạt động đầu tư.
Đến tháng 12/1992, Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Hoa Kỳ đã cấp tổng cộng 160 giấy phép cho các công ty Hoa Kỳ để hoạt động tại Việt Nam. Trong số này, 27 công ty đã có hoạt động thực sự, và 18/27 công ty này đã được Bộ Thương mại Việt Nam cấp giấy phép mở Văn phòng đại diện.
Trong khi đầu tư trực tiếp (FDI) của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ 1988 đến 1993, khi lệnh cấm vận chưa được dỡ bỏ, chỉ đạt 3,3 triệu USD, thì chỉ sau năm đầu tiên lệnh cấm vận được dỡ bỏ (1994), con số này đạt trên 266 triệu USD, tức trên 80 lần của toàn bộ 6 năm trước.
Như vậy, sau hơn một năm bỏ cấm vận, Hoa Kỳ đã chuyển từ vị trí thứ 11 (1994) lên vị trí thứ 8 trong tổng số trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng năm 1995 thì Hoa Kỳ đã chuyển lên vị trí thứ 6, chỉ sau Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Thụy Điển.
Điều quan trọng hơn là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận, các nhà đầu từ các quốc gia khác đã yên tâm đầu tư vào Việt Nam.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng thống Barack Obama năm 2015. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Với các diễn biến quan trọng sau đó như việc hai nước ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vào năm 2000, Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 sau nhiều năm đàm phán, chủ yếu với Hoa Kỳ, dòng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có sự gia tăng rất đáng kể, mặc dù vẫn chưa xứng với tiềm năng.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối năm 2022, Hoa Kỳ đang đứng thứ 11 trên tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký FDI còn hiệu lực tính đến tháng 10/2023 là 11,8 tỷ USD và 1.306 dự án.
Tuy nhiên trong khi quan hệ đầu tư còn khiêm tốn, quan hệ thương mại đã có sự tăng trưởng rất nhanh chóng. Năm 2021, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 111,56 tỷ USD, tăng gần 21 tỷ USD so với mốc 90,8 tỷ USD trong năm 2020. Trong lịch sử ngoại thương của Việt Nam, Hoa Kỳ là đối tác thương mại thứ hai đạt được mốc 100 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu (sau Trung Quốc).
Nhân chuyến thăm Việt Nam vào năm 2023 của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, hai nước đã tuyên bố nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, mở ra nhiều cơ hội hợp tác quan trọng trong tương lai. Sau 30 năm thoát khỏi lệnh cấm vận, Việt Nam giờ đây đang dần trở thành một đối tác kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.